Thời sự 24 giờ: Triệt phá đường dây môi giới mại dâm các tiếp viên hàng không giá 1.000 - 3.000 USD/lượt
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 11/08/2023
Thủ tướng chỉ đạo thần tốc hoàn thành hệ thống cao tốc từ Bắc tới Nam
Chủ trì phiên họp thứ 7 của Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, chiều 10/, Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt cần phấn đấu để cuối nhiệm kỳ hoàn thành hệ thống cao tốc từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây và kết nối các vùng.
Xem thêm: Thủ tướng: 'Khởi công bằng được nhà ga sân bay Long Thành trong tháng 8'
Thủ tướng đề nghị thành viên Ban Chỉ đạo, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện các nhiệm vụ được giao với tinh thần thần tốc, thần tốc hơn nữa. Các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ, các dự án phải bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, tạo không gian phát triển mới, tạo công ăn việc làm và sinh kế cho người dân.
Việt Nam thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank) ước tính, phí tổn kinh tế của các đợt mất điện tháng 5, 6 vừa qua khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP.
Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, miền Bắc thường xuyên bị mất điện. Nguyên nhân là lượng điện tiêu thụ tăng mạnh trong khi thủy điện, một trong hai nguồn cung chính bị sụt giảm huy động do hạn hán. Nhiều doanh nghiệp có nhà máy tại các khu công nghiệp phía Bắc vì thế bị cắt điện trong nhiều giờ, liên tục trong tuần.
Xem thêm: Mất điện khiến nhiều người phải chuyển việc từ làm ban ngày sang đêm
"Phí tổn kinh tế của các đợt mất điện miền Bắc vào tháng 5 và 6, khiến sản xuất bị gián đoạn, ước tính khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP", bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của World Bank, nói trong buổi họp báo sáng 10/8.
Khảo sát của tổ chức này với các doanh nghiệp miền Bắc trong lĩnh vực công nghiệp cho thấy, tổn thất về doanh thu do mất điện lên đến 10%.
Xem thêm: Bị cắt điện triền miên, doanh nghiệp kêu thiệt hại tiền tỷ
Theo World Bank, miền Bắc đang gặp vấn đề về bất cân đối nguồn cung điện. Khu vực này có nhu cầu điện tăng nhanh hơn cả nước; có tính mùa vụ, đặc biệt trong các tháng 5 đến 7. Nguyên nhân là nguồn điện phía Bắc lệ thuộc chủ yếu vào thuỷ điện, điện than; đồng thời chậm trễ trong đầu tư sản xuất và truyền tải điện.
Triệt phá đường dây môi giới mại dâm các tiếp viên hàng không giá 1.000 - 3.000 USD/lượt
Ngày 10/8, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây môi giới mại dâm tiếp viên hàng không, người mẫu ảnh do Vỏ Thị Mỷ Hạnh (26 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) cầm đầu.
Hạnh từng là tiếp viên của một Hãng hàng không và đã nghỉ việc từ ngày 5/10/2022. Theo điều tra, Hạnh có quá trình làm việc lâu năm, thường xuyên tiếp cận với nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không Việt Nam, các hot girl, người mẫu ảnh nổi tiếng... chiêu dụ họ tham gia vào đường dây mại dâm do mình điều hành.
Xem thêm: Đường dây mại dâm của nữ tiếp viên hàng không, người mẫu hoạt động như thế nào?
Hạnh chỉ đạo các cô gái bán dâm chỉ liên hệ, trao đổi việc mua bán dâm qua mạng xã hội, thuê xe hơi sang để đưa đón gái mại dâm, chọn nơi bán dâm là các khách sạn, resort.
Xem thêm: Bắt giữ 2 ông chủ người Hàn Quốc điều hành đường dây mại dâm thu 4 tỷ đồng/tháng
Hiện Hạnh quản lý trên 30 gái bán dâm, trong đó có các nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không và nhiều hot girl, người mẫu ảnh nổi tiếng với giá bán dâm 1.000 - 3.000 USD/lượt.
Xem thêm:Nhóm người Hàn Quốc điều hành đường dây mại dâm ở TPHCM thế nào?
Ngày 9/8, Phòng PC02 chủ trì, phối hợp CA Quận 1 triệt phá đường dây, kiểm tra một khách sạn trên đường Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, Quận 1, đồng thời tạm giữ Hạnh do có hành vi môi giới mại dâm, cho bốn cô gái bán dâm đến khách sạn trên để bán dâm cho khách.
Xem thêm: Tràn lan môi giới mại dâm online
Tại cơ quan công an, bốn cô gái bán dâm khai nhận được Hạnh môi giới đi bán dâm tại khách sạn trên với giá 1.000 USD - 3.000 USD/lần và thừa nhận hành vi phạm tội.
Xem thêm:Phía sau lời chào mời 'em cô đơn', 'tình một đêm' trên mạng
Số tiền bán dâm một lần khoảng 27 triệu đồng, khách đi qua đêm với giá khoảng 60 triệu đồng. Hạnh thu tiền trực tiếp qua chuyển khoản của khách mua dâm và chuyển trả cho gái bán dâm mỗi lần môi giới thành công.
Xem thêm: Livestream quảng cáo ứng dụng khiêu dâm, cờ bạc tràn lan Facebook Việt Nam
Hạnh được hưởng 7 triệu đồng/lần môi giới. Ngoài việc môi giới mại dâm, Hạnh còn trực tiếp tham gia bán dâm với giá tương tự qua một số người nổi tiếng môi giới cho các đại gia tại địa bàn Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ ông Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng
Ngày 10/8, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Lê Thanh Thản (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh) ra xét xử về tội lừa dối khách hàng.
Tuy nhiên, sau phần thẩm vấn ông Lê Thanh Thản và hỏi ý kiến của một số người bị hại, HĐXX đã hội ý. Xét thấy còn một số vấn đề không thể làm rõ được tại tòa, HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Đối với những khách hàng chưa được xác định là người bị hại trong vụ án, HĐXX đề nghị liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội để được đảm bảo quyền lợi. Ngay sau khi HĐXX tuyên bố trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án, nhiều người bị hại đã phản đối.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Lê Thanh Thản trình bày: Ban đầu dự án gồm 3 block, trong đó block ở giữa là khách sạn và văn phòng cho thuê.
Công ty lúc đó nghĩ khách sạn và văn phòng cho thuê không thể làm ở đó được nên sau đó đã đề nghị chuyển công năng block này sang thành căn hộ.
Được hỏi về số tiền thu lợi bất chính mà cáo trạng xác định là hơn 481 tỷ đồng, bị cáo Lê Thanh Thản khai, xác định số tiền đó là tiền thu lợi bất chính thì chưa hợp lý. Bởi công ty đã nộp 200 tỷ tiền thuế đất, tiền mua lại dự án, vật liệu xây dựng...
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung sắp hầu tòa vụ 'thổi giá' cây xanh
TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định ngày 25/8 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và 14 bị cáo khác trong vụ nâng khống giá cây xanh tại Hà Nội.
Đây là vụ án thứ 4, cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung phải ra hầu tòa. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 5 ngày.
Trong đó, bị cáo Nguyễn Đức Chung bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Xem thêm: Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung 'dính' những vụ án nào?
Xem thêm: Hàng nghìn cây xanh nhập lậu từ Trung Quốc, được 'thổi giá' trồng ở Hà Nội
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, năm 2016, UBND TP Hà Nội có kế hoạch triển khai công tác trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung đã vì động cơ cá nhân làm trái quy định pháp luật về đấu thầu để giúp cho Công ty Sinh Thái Xanh, Công ty Công viên cây xanh Hà Nội tham gia dự án trồng cây tại Hà Nội. Những công ty này có mối quan hệ thân thiết với bị cáo Nguyễn Đức Chung.
Xem thêm: Trồng cây xanh ở Hà Nội và chuyện rút tiền ngân sách chia nhau
Từ sự hậu thuẫn của Nguyễn Đức Chung, các công ty này đã hưởng lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn. Viện Kiểm sát xác định, hành vi của Nguyễn Đức Chung xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận trong các cơ quan, ban, ngành của Hà Nội, của nhân dân.
Quá trình thực hiện hợp đồng, việc nâng khống giá cây xanh đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 34 tỷ đồng.