Hồi phục sau đột quỵ, bố chồng chuyển hết tài sản cho dâu đang bầu, không cho con gái 1 đồng
Gia đình - Ngày đăng : 14:10, 08/08/2023
Lấy chồng xa nhà lại ở chung với bố chồng ăn ở không công bằng với các con nên tôi chịu rất nhiều ấm ức, chạnh lòng. Tuy 2 chị gái chồng lấy chồng cách đó 7km nhưng cuối tuần thường về đẻ chơi. Khi ấy 1 tay tôi đi chợ, nấu nướng phục vụ cơm nước cho cả nhà chị chồng. Ăn xong, họ lấy cớ con nhỏ để chẳng dọn dẹp, mình tôi làm hết.
Ngay cả khi tôi mang bầu vượt mặt, mỗi lần về các chị chồng cũng không phụ giúp em dâu. Thấy vậy chồng tôi ý kiến thì bị cả bố và 2 chị bảo bênh vợ, sợ vợ vất vả.
Đặc biệt là bố chồng tôi bênh 2 con gái ngay. Ông bảo con gái lấy chồng về nhà đẻ chỉ là khách, con dâu mới là người nhà sao lại bắt 2 chị làm mấy việc nhà. Việc nhà là của con dâu, không được đẩy cho 2 con gái của ông.
Chính vì vậy tôi luôn cố gắng làm cho xong việc, không dám kêu ca để nhà cửa êm ấm. Biết vợ vất vả, chồng đi làm về cũng thường phụ giúp rất nhiều.
Năm trước khi con được 3 tuổi thì chồng tôi đi công tác nước ngoài 1 năm. Đúng thời điểm anh sắp đi thì tôi lỡ có bầu. Chồng vừa đi, ở nhà bố và 2 chị càng thờ ơ, lạnh nhạt với con dâu hơn. Thấy tôi mệt mỏi, ốm nghén, họ còn bóng gió bảo làm như 1 mình chửa đẻ.
Khi chồng tôi sang nước ngoài được hơn tháng thì bố chồng bị đột quỵ phải nằm 1 chỗ vật lý trị liệu. Thời gian ấy, tất cả sinh hoạt hàng ngày của ông phụ thuộc vào người khác. Dù em dâu bầu bí nhưng 2 chị chồng lặn 1 hơi không chăm sóc. Thi thoảng họ kéo nhau về thăm ông lúc rồi lại kiếm cớ đi luôn.
Không đành lòng nhìn bố chồng vậy, tôi xin nghỉ làm để ở nhà phụ chăm ông, giấu không cho chồng biết. Nhiều lúc ốm nghén quá nhưng tôi cứ phải cố gắng chia nhỏ bữa ra để ăn cho có sức tuy nhiên vẫn nôn nhiều. Tôi còn phải đến bác sĩ để được uống thuốc điều trị ốm nghén để lấy sức chăm bố chồng ốm đau. Dù bác sĩ nói các thuốc này an toàn đối với bà mẹ mang thai và không có tác dụng phụ cho thai nhi nhưng tôi vẫn lo sợ.
3 tháng sau khi đột quỵ, bố chồng bắt đầu hồi phục lại. Thấy 2 con gái vô tâm, không có trách nhiệm với bố đẻ, vậy là ông gọi ngay luật sư giục tới nhà và lập di chúc tất cả tài sản đứng tên dâu bầu. Đặc biệt, ông cũng thay đổi hẳn thái độ với con dâu, quý mến ra mặt.
Ai cũng bảo có 2 cô con gái mà ông không cho 1 ít đất nào, ông nói thẳng “con cái mà bất hiếu cũng coi như không có”. Giờ ông chỉ biết đến con dâu và cháu nội. Chả thế mà khi con dâu mới bầu 38 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng lúc nào cũng bắt con dâu gọi cho bà thông gia xuống đưa vào viện theo dõi hoặc mổ chủ động. Song tôi chưa chịu vì muốn có cơn chuyển dạ để sinh thường.
Thời điểm này, bố chồng và bố mẹ tôi thì cùng 1 ý khuyên mổ chủ động cho tốt. Nhưng theo tôi biết, mổ lấy thai được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp cụ thể khi mà người mẹ không thể sinh thường thôi. Tôi có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh cho bố mẹ 2 bên yên tâm không?
Những rủi ro và lợi ích của mổ đẻ trước khi chuyển dạ đối với em bé
Các mẹ bầu đều lo lắng việc em bé của mình liệu có bị ảnh hưởng khi mẹ sinh mổ trước khi chuyển dạ hay không. Thực tế, vấn đề này cũng thuộc kiểu “một 9 một 10”, lợi ích và rủi ro đối với thai nhi là tương đương nhau. Những rủi ro có thể gặp:
– Nếu mổ chủ động khi thai chưa đủ tháng, em bé có khả năng bị suy hô hấp, hội chứng phổi ướt.
– Trẻ được sinh ra khi mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ, khả năng miễn dịch tự nhiên kèm hơn trẻ sinh đủ ngày, tháng và trẻ được sinh qua đường ngả âm đạo của người mẹ. Các bé dễ nhiễm khuẩn, bị dị ứng hơn và thường phản ứng nghiêm trọng với các tác nhân gây bệnh tự nhiên như virus, nấm. Đặc biệt, nhóm lợi khuẩn ở đường ruột của bé sẽ phát triển chậm hơn và phải qua 6 tháng, tỷ lệ của các lợi khuẩn này mới tương đương với các bé sinh thường.
– Mẹ đẻ mổ chủ động, trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, vàng da, nhiễm trùng huyết, xuất huyết não,…
Tương ứng với những rủi ro, hạn chế này, việc sinh mổ trước khi chuyển dạ cũng giúp thai nhi:
– Bé chào đời dễ dàng hơn, tránh khỏi nguy cơ bị tổn thương hộp sọ trong quá trình bé được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo của mẹ.
– Hỗ trợ trẻ an toàn, đảm bảo sức khỏe khi gặp phải các vấn đề như mẹ đa ối, cạn ối, dây rốn quấn cổ hay nhau thai bất thường.
– Bảo vệ bé tốt hơn khi mẹ gặp phải các vấn đề bệnh lý phụ khoa tại đường âm đạo như viêm nhiễm, tránh để nấm, khuẩn tiếp xúc với bé trong quá trình sinh.
– Giúp bé chào đời bình an, an toàn hơn khi mẹ có các vấn đề về sức khỏe.
Những rủi ro và lợi ích của mổ đẻ trước khi chuyển dạ đối với người mẹ
Khi mổ lấy thai chủ động, người mẹ cần hiểu rõ những vấn đề còn hạn chế, rủi ro có thể xảy ra như sau:
– Khi đẻ mổ, người mẹ cần phải thực hiện gây tê tủy sống, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh ở vùng cột sống, khiến sản phụ bị đau lưng, nặng vùng chậu sau sinh.
– Sau mổ, người mẹ cần sử dụng kháng sinh thường xuyên để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
– Thực hiện sinh mổ, các mẹ sẽ bị sẹo trên tại vị trí thành tử cung, bụng dưới. Vết sẹo tại tử cung nếu không được xử lý cẩn thận, không được vệ sinh thường xuyên có thể gây viêm dính, bị nhiễm trùng, từ đó dẫn đến dính ruột, tắc ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai, làm tổ của phôi thai sau này. Ngoài ra, vết sẹo mổ tại thành bụng cũng dễ để lại sẹo lồi, sẹo thâm, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người mẹ sau khi sinh.
– Những ca sinh mổ chủ động, mẹ chưa tiết sữa ngay sau sinh, sữa khó về, làm ảnh hưởng đến quá trình cho bé bú, gây tắc sữa, làm cho bé chậm phát triển do thiếu sữa mẹ.
– Tử cung bị tổn thương, phục hồi lâu hơn.
– Mẹ chỉ có thể sinh mổ ở những lần sinh tiếp theo.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà việc sinh mổ chủ động không đem lại lợi ích nào cho mẹ. Một số lợi ích mà các mẹ có thể nhận được khi sinh mổ chủ động gồm:
– Giảm thiểu được những ảnh hưởng bất lợi tới từ một số vấn đề bất thường trong quá trình mang thai như các vấn đề về dây rốn, nhau thai.
– Giúp thai ra ngoài dễ dàng hơn nếu thai to, thai nằm ở vị trí khó sinh thường.
– Mẹ không bị mất sức như sinh thường, quá trình sinh mổ diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.
Theo Báo PNTĐ