Thời sự 24 giờ: Bắt giam cô đồng 'đúng nhận sai cãi' Trương Thị Hương; Thêm nhiều vụ sạt lở đất nghiêm trọng
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 05/08/2023
Thêm nhiều vụ sạt, lở đất nghiêm trọng
Sáng 4/8, đường tránh quốc lộ 20 đoạn qua TP Bảo Lộc (khu vực phường Lộc Sơn) xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài giữa lòng đường. Quanh khu vực nứt có hiện tượng sạt lở đất. Các vết nứt xuất hiện khoảng 3 ngày nay, đến sáng 4-8 thì một đoạn mặt đường bị sụt lún sâu hơn vị trí xung quanh khoảng 20-30cm.
Xem thêm: Rà soát trụ sở CSGT trên các tuyến đường sau vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
Ông Trần Văn Hiếu, chủ tịch UBND phường Lộc Sơn, cho biết địa phương đã căng dây, đặt biển cảnh báo để hạn chế người dân đi vào khu vực nguy hiểm, đồng thời tìm phương án khắc phục.
Xem thêm: Nguyên nhân ban đầu gây sạt lở đường Hồ Chí Minh: Có phần do mưa lớn (?!)
Xem thêm: Ám ảnh cảnh mặt đất nứt toác sau 2 tiếng nổ lạ
Đường tránh quốc lộ 20 qua TP Bảo Lộc điểm đầu tại xã Lộc Châu, điểm cuối xã Lộc Nga (TP Bảo Lộc), tổng mức đầu tư hơn 800 tỉ đồng, khởi công từ tháng 2/2017, dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2019. Dự án đã thi công được 70% khối lượng gồm các hạng mục nền đường, móng đường đá dăm, hệ thống thoát nước… Từ tháng 10-2020 đến nay, dự án thiếu vốn nên tạm dừng thi công.
Xem thêm: Khoảnh khắc khối đá nặng hàng tấn lao thẳng xuống ô tô chở 4 người
Ông Nguyễn Hà Lộc - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng - cho biết trong 7 tháng đầu năm, ảnh hưởng thời tiết cực đoan khiến địa phương thường xảy ra mưa lớn, lốc xoáy và sạt lở khiến 9 người chết. Ảnh hưởng thời tiết cũng làm hư hỏng 235 căn nhà, 283ha cây trồng, 210m đường giao thông… do thiên tai, ước tính thiệt hại hơn 23 tỉ đồng.
Xem thêm: Đường từ Lào về cửa khẩu Cầu Treo sạt lở, nhiều xe container bị vùi lấp
Khoảng 13 giờ 30 ngày 4/8, trận mưa lớn tại xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã cuốn theo lượng bùn đất lớn, nhiều ô tô đỗ ven đường bị mắc kẹt. Sự việc không gây thiệt hại về người. Có khoảng hơn 10 ô tô bị bùn đất vùi lấp xung quanh thân xe, khiến ô tô không thể di chuyển.
Xem thêm: Hiện trường vụ sạt lở ở Sóc Sơn khiến loạt xe sang bị vùi trong bùn đất
Sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương đã tới kiểm tra, đặt các biển cảnh báo, xúc bùn đất để giải phóng đường đi.
Đến 19h cùng ngày, còn khoảng 3 chiếc ô tô bị kẹt tại hiện trường. Trước đó, lực lượng cứu hộ địa phương đã hỗ trợ đưa khoảng 5-6 xe thoát khỏi bùn đất.
Cô đồng 'đúng nhận, sai cãi' Trương Thị Hương bị bắt vì lừa đảo
Cơ quan CSĐT Công an thị xã Kinh Môn (Hải Dương) vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với Trương Thị Hương (SN 1986) để điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Xem thêm: Cô đồng "đúng nhận sai cãi": Lan truyền chóng mặt, độc hại với cộng đồng
Trương Thị Hương chính là nhân vật nổi tiếng trong các clip bổ cau xem bói ‘đúng nhận sai cãi’ làn truyền trên mạng xã hội.
Theo cơ quan điều tra, Trương Hương bị người dân tố cáo nhận 180 triệu đồng để cúng bán nhà, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Xem thêm: Phạt cô đồng bổ cau "đúng nhận, sai cãi" 7,5 triệu đồng
Xem thêm: Xác minh đơn thư phản ánh liên quan cô đồng 'đúng nhận sai cãi'
Theo tài liệu điều tra, ngày 6/12/2022, anh T.T.X cùng mẹ đẻ đến nhà cô đồng Trương Hương ở phường Hiến Thành (thị xã Kinh Môn) xem bói, xem phong thủy và được cô đồng gợi ý làm lễ, cầu bán nhà, cầu bình an với số tiền 270 triệu đồng. Sau đó, số tiền giảm xuống còn 180 triệu đồng và hứa hẹn làm lễ xong, khoảng 28/12/2022, gia đình anh X. sẽ bán được nhà.
Xem thêm: Cô đồng 'đúng nhận, sai cãi' nhận tiền làm lễ để...chữa ung thư?
Tuy nhiên, sau khi cúng về, anh X. chờ đến hết tháng 12/2022 vẫn không bán được nhà. Nghĩ bị lừa, người đàn ông này đã làm đơn tố cáo lên cơ quan công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của Trương Thị Hương.
Xem thêm: Phát khóc vì cô đồng "đúng nhận, sai cãi" thu đủ tiền mới làm lễ
Trước đó, vào tháng 2/2023, "cô đồng" Trương Thị Hương từng bị Công an thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng vì hành vi cổ xúy mê tín dị đoan với lời khuyên "đúng nhận, sai cãi".
Bộ GD-ĐT nhất trí bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Ngày 4/8, Bộ GD-ĐT đã giải đáp một số vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Bộ GD-ĐT cho rằng, việc tổ chức thăng hạng CDNN bằng hình thức thi hay xét tại địa phương là theo lựa chọn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng CDNN theo quy định của pháp luật. Bộ không có thẩm quyền bỏ quy định thi thăng hạng CDNN giáo viên và cũng không có thẩm quyền đề nghị địa phương thực hiện thống nhất theo một hình thức là xét thăng hạng.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho rằng, đề xuất của giáo viên về việc bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN là có căn cứ. Bộ GD-ĐT cũng nhận được văn bản xin ý kiến từ Bộ Nội vụ về việc bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN và đã có văn bản trả lời nhất trí với nội dung này.
Hiện Bộ Nội vụ đang tham mưu Chính phủ bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN. Bộ GD-ĐT đề nghị địa phương căn cứ tình hình thực tiễn cân nhắc, lựa chọn hình thức phù hợp để tổ chức thăng hạng CDNN cho giáo viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ và bảo đảm xác định được những giáo viên thực sự xứng đáng để thăng hạng CDNN trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Việt Nam - Trung Quốc đàm phán về các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển
Trong hai ngày 2-3/8, tại TP Đà Nẵng, Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán vòng 16 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.
Trưởng Nhóm công tác phía Việt Nam là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam Trịnh Đức Hải. Trưởng Nhóm công tác phía Trung Quốc là Tham tán Công sứ Vụ Biên Hải, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Kim Yến Quang.
Trên cơ sở tuân thủ nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” ký ngày 11/10/2011, hai bên đã đi sâu trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.
Hai bên rà soát và kiểm điểm tình hình triển khai một số thỏa thuận/dự án đã được hai bên nhất trí. Hai bên cũng trao đổi ý kiến về một số đề xuất hợp tác mới trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp của mỗi bên.
Trên tinh thần đó, hai bên đã thống nhất về nội dung dự thảo của một số thỏa thuận hợp tác, đồng thời sẽ nỗ lực để có thể sớm ký kết các thỏa thuận này trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí đàm phán vòng 17 về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2024 tại Trung Quốc.