Thời sự 24 giờ: Thông xe đèo Bảo Lộc sau 2 ngày sạt lở, kiểm tra pháp lý khu vườn sầu riêng sau trạm CSGT trên đèo
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 02/08/2023
Thông xe đèo Bảo Lộc sau 2 ngày sạt lở nghiêm trọng
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng thông tin, sau gần hai ngày tích cực dọn dẹp xử lý lượng đất đá, bùn non khổng lồ đổ sạt xuống đèo Bảo Lộc làm 3 CSGT và một người dân thiệt mạng, hiện trường đã được giải phóng hoàn toàn.
Xem thêm: Cán bộ, chiến sỹ dầm mưa xử lý hiện trường vụ sạt lở đèo Bảo Lộc để thông xe
Đến sáng 1/8, việc lưu thông qua đèo Bảo Lộc đã thông suốt trở lại. Việc thông xe ưu tiên cho xe tải trước, sau đó đến các loại phương tiện khác. CSGT cùng lực lượng chức năng đã chốt ở các điểm và hai đầu đèo Bảo Lộc để phân luồng, điều tiết giao thông và hướng dẫn người đi đường, đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Chiến sỹ CSGT kể lại phút giây thoát chết kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc
Như vậy, sau gần 48 tiếng gần như đóng cửa, đèo Bảo Lộc được lưu thông trở lại, tạo thuận lợi cho việc lưu thông từ TP.Đà Lạt đi TP.HCM, các tỉnh Đông Nam bộ và ngược lại.
Xem thêm: Hình ảnh cán bộ chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ ở đèo Bảo Lộc trước lúc hy sinh
Trước những ý kiến về nguyên nhân vụ việc có liên quan đến khu vườn sầu riêng ngay phía sau trạm CSGT đèo Bảo Lộc bị sạt lở, ngày 1/8, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo huyện Đạ Huoai kiểm tra tính pháp lý của khu vườn này đồng thời chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở.
Xem thêm: Lâm Đồng kiểm tra vườn sầu riêng ở đèo Bảo Lộc
Ông Đặng Văn Chinh, Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết vườn sầu riêng nói trên thuộc sở hữu của bà Đặng Thị Lộc (trú thị trấn Đạ M'ri), đã sinh sống tại khu vực này từ khá lâu và bắt đầu canh tác trên ngọn đồi nói trên từ năm 1985 đến nay.
Xem thêm: Chủ vườn sầu riêng lên tiếng
Toàn bộ khu đất này đã đưa ra quy hoạch ngoài 3 loại rừng từ năm 2008, theo quyết định 450 của UBND tỉnh Lâm Đồng (đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất để sử dụng đất phát triển kinh tế, xã hội của địa phương). Khu đất trồng sầu riêng có diện tích khoảng 1ha, tuổi đời cây khoảng 3-4 năm tuổi.
Chính phủ yêu cầu không tăng học phí năm học mới
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo sửa đổi, nghị định số 81 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Xem thêm: Học sinh từ chối đại học đi xuất khẩu lao động: Sự lựa chọn tất yếu hay đớn đau?
Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các bộ liên quan hoàn thiện dự thảo nghị định 81 sửa đổi, trình Chính phủ trước 8/8/2023. Phó Thủ tướng yêu cầu không tăng học phí năm học 2023 - 2024.
Xem thêm: Bỏ đại học đi xuất khẩu lao động: Chi tiền tỷ xuất ngoại, nhận về hũ tro lạnh
Thời gian qua, nhiều địa phương, trường đại học công bố lộ trình dự kiến tăng học phí với sinh viên/học sinh năm 2023 - 2024. Đáng chú ý, nhiều trường đại học có mức tăng từ 2 - 13 triệu đồng/năm học, hoặc tăng gấp đôi mức phí sinh viên cần đóng theo số tín chỉ học tập. Các địa phương cũng tăng mức học phí lên cao hơn so với năm ngoái theo khung quy định của Nghị định 81.
Bộ Công Thương đề xuất mua bán điện trực tiếp, không qua EVN
Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, trong đó có phương án có thể qua đường dây riêng, không do EVN quản lý.
Tại báo cáo này, Bộ Công Thương đưa ra hai trường hợp mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn thuộc nhóm sản xuất.
Xem thêm: EVN phải minh bạch mọi thông tin nếu được phép tự tăng, giảm giá điện
Xem thêm: Giá điện phải có tăng, có giảm
Trường hợp 1: Mua bán điện thông qua đường dây riêng do tư nhân đầu tư
Với trường hợp này, đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn khi mua bán điện không bị giới hạn về các điều kiện như công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối, mục đích sử dụng điện v.v...
Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện việc đầu tư xây dựng dự án điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực; phải thực hiện quy định về cấp phép hoạt động điện lực. Đơn vị phát điện và khách hàng có trách nhiệm thực hiện các quy định về mua bán điện, giá bán điện theo quy định.
Trường hợp 2: Mua bán điện thông qua hệ thống lưới điện quốc gia giữa đơn vị phát điện và khách hàng.
Trường hợp này, bên phát điện và bên mua điện vẫn phải thông qua đơn vị bán lẻ điện (hiện EVN độc quyền), tức là người mua và người bán không giao dịch trực tiếp với nhau như trường hợp 1. Trường hợp này cũng kèm theo nhiều điều kiện với người mua và người bán.
Người Việt Nam thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới
Ngày 1/8, theo thông tin từ PGS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM kiêm trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), Với dân số gần 100 triệu người, số ca đột quỵ ở nước ta sẽ vào khoảng 200.000 ca mỗi năm. Dù vậy, số lượng đơn vị đột quỵ tại Việt Nam hiện tại rất đáng báo động.
Xem thêm: Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải
Đơn vị đột quỵ đầu tiên bắt đầu tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) vào năm 2005. Với sự hỗ trợ của Hội Đột quỵ và Angels team, cho đến nay sau 18 năm đã có 110 đơn vị đột quỵ (hoặc trung tâm đột quỵ) được thành lập trên toàn quốc. Trong khi nhu cầu cần trên 400 đơn vị/trung tâm.
Xem thêm: 5 'thủ phạm' khiến bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ
Phần lớn các đơn vị đột quỵ tập trung tại những thành phố lớn như TP.HCM hoặc Hà Nội. Còn khá nhiều tỉnh thành lớn tại ba miền cho đến nay vẫn chưa có đơn vị đột quỵ.
Xem thêm: Lượng nước cần uống mỗi ngày để giảm nguy cơ đột quỵ
Hậu quả là nhiều bệnh nhân từ các tỉnh phải mất vài tiếng mới có thể tiếp cận được trung tâm đột quỵ gần nhất.
Trong khi đó, cứ 1 đơn vị đột quỵ tại nước ta phải phụ trách cho trên 2.000 bệnh nhân/năm, so với Mỹ chỉ 300 bệnh nhân. Theo khuyến cáo, trong điều kiện lý tưởng là 500 bệnh nhân/1 đơn vị đột quỵ. Như vậy, Việt Nam cần 400 đơn vị đột quỵ (cho 200.000 ca) trong những năm tới.
PGS Nguyễn Huy Thắng cho biết thêm cho đến nay, điều trị tái thông (rtPA và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học) được xem là liệu pháp điều trị mang lại lợi ích rất lớn cho các bệnh nhân đột quỵ. Tuy vậy, ngay cả tại những nước phát triển, tỉ lệ bệnh nhân hưởng lợi từ phương pháp này là khá khiêm tốn.
Từ hôm nay hành khách được dùng giấy tờ điện tử đi máy bay
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan triển khai chính thức sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (tài khoản VNeID), với khách làm thủ tục đi các chuyến bay nội địa, tại tất cả sân bay trên toàn quốc.
Xem thêm:VNeID là gì và một số lưu ý khi cài đặt ứng dụng định danh điện tử
Theo đó, từ ngày 2/8, tất cả các sân bay trên toàn quốc sẽ chấp thuận khách sử dụng tài khoản VNeID có giá trị tương đương giấy tờ cá nhân. Với khách Việt Nam, ứng dụng này thay thế căn cước công dân. Với khách người nước ngoài, ứng dụng thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế khác.
Xem thêm: Cách hủy ứng dụng VNeID trên điện thoại cũ khi mất máy hoặc thay smartphone mới
Việc sử dụng tài khoản VNeID thay giấy tờ cá nhân chỉ áp dụng cho chuyến bay nội địa, ở tất cả các khâu (làm thủ tục hàng không, kiểm tra an ninh soi chiếu, lên máy bay).
Xem thêm: Sửa lỗi không thể tích hợp giấy phép lái xe vào VNeID
Cục Hàng không yêu cầu các đơn vị liên quan, đặc biệt đơn vị khai thác sân bay, các hãng hàng không đưa vào chương trình, quy chế an ninh hàng không và các tài liệu khai thác liên quan về sử dụng tài khoản VNeID trong cung cấp dịch vụ hàng không.