Thời sự 24 giờ: Truy thăng quân hàm, cấp bằng ‘Tổ quốc ghi công’ 3 CSGT hy sinh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 01/08/2023
Truy thăng quân hàm, cấp bằng ‘Tổ quốc ghi công’ 3 CSGT hy sinh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
Ngày 31/7, Bộ Công an có quyết định truy thăng quân hàm cho 3 CSGT (Công an Lâm Đồng) hy sinh trong vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc khi đang làm nhiệm vụ. Cụ thể, truy thăng quân hàm thiếu tá Nguyễn Khắc Thường (42 tuổi) lên trung tá; truy thăng quân hàm cho thượng úy Lê Quang Thành (46 tuổi) lên đại úy; truy thăng quân hàm cho thượng úy Lê Ánh Sáng (33 tuổi) lên đại úy.
Xem thêm: Người dân kẹt lại dưới chân đèo Bảo Lộc nhiều giờ, chờ đợi thông xe
Xem thêm: Sạt lở đèo Bảo Lộc: Địa phương nói gì về vườn sầu riêng giữa rừng?
Sáng 31/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến kiểm tra hiện trường, nghe báo cáo và chỉ đạo công tác cứu nạn cứu hộ nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương tăng cường nhân lực, phương tiện để nhanh chóng khắc phục sự cố sạt lở trên đèo Bảo Lộc.
Xem thêm: Chiến sỹ CSGT kể lại phút giây thoát chết kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc
Trưa 31/7 lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở là anh Phạm Ngọc Anh và đưa ra khỏi đống đất đá. Nạn nhân gặp nạn khi đang hỗ trợ người dân di dời tài sản khỏi vị trí nguy hiểm.
Xem thêm: Chiến sĩ công an hy sinh trước ngày cưới
Xem thêm: Cán bộ, chiến sỹ dầm mưa xử lý hiện trường vụ sạt lở đèo Bảo Lộc để thông xe
Sau khi tìm thấy thi thể các nạn nhân, công tác dọn dẹp, khắc phục vụ sạt lở sẽ được đẩy nhanh nhằm sớm bảo đảm cho giao thông qua lại khu vực này.
Tối ngày 31/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 900/QĐ-TTg cấp bằng "Tổ quốc ghi công" với 3 cảnh sát giao thông hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng, theo tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.
Tranh luận nguyên nhân khiến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ‘thất thủ’
Chiều 31/7, ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc Sở GTVT Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp với các ngành, địa phương, đơn vị liên quan để bàn giải pháp khắc phục tình trạng ngập nước trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại lý trình Km25+419 đoạn qua xã Sông Phan, huyện Hàm Tân.
Xem thêm: Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân để xảy ra ngập tại tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Tại cuộc họp, BQL Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng 533 cho rằng nguyên nhân ngập do đập sông Phan xả lũ. Sở NN&PTNT Bình Thuận phản bác ý kiến này.
Xem thêm: Ông trời không biết 'chuyền bóng'!
Cụ thể, đơn vị tư vấn thiết khẳng định thiết kế dự án đúng theo các quy định và được thẩm tra kỹ: "Trong quá trình khảo sát sau khi xảy ra ngập tại vị trí Km 25+419 cho thấy một trong những nguyên nhân ngập là nước từ đập Sông Phan chảy về vị trí ngập quá lớn", đại diện đơn vị tư vấn thông tin.
Xem thêm: Khắc phục điểm ngập trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thế nào?
Giám đốc BQL Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khẳng định đợt ngập vừa qua tại vị trí Km 25+419 cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là do mưa lớn và nước từ đập Sông Phan xả lũ về.
đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận phản bác ý kiến của đơn vị tư vấn và ban quản lý dự án cao tốc. Đại diện Sở khẳng định thời điểm đoạn cao tốc bị ngập, hồ Sông Phan không xả lũ mà chỉ xả tràn với lưu lượng khoảng 90m3/s. Còn nếu xả lũ thì lưu lượng sẽ lên tới khoảng 600m3/s, khi đó mức độ thiệt hại chắc chắn nặng hơn nên cần sớm có giải pháp khắc phục.
Xem thêm: Chuyên gia nói về tuyến Phan Thiết - Dầu Giây ngập sâu: Sự cố hiếm thấy
Đại diện Sở cho biết thêm với thiết kế hồ Sông Phan là công trình thủy lợi cấp 2, lũ tần suất là 50 năm xảy ra 1 lần, với lưu lượng xả phải là 600 m³/giây. Lượng mưa, xả tràn vừa qua chưa phải là lũ lớn.
Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Nam đề nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long có phương án xử lý nếu mực nước dâng cao trên cao tốc. Ngoài ra, cần chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương khảo sát và ngay trong tháng 8.
Hong Kong bỏ lệnh cấm nhập khẩu trứng và sản phẩm trứng gia cầm Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết hôm nay Cục Vệ sinh môi trường và An toàn thực phẩm Hong Kong có thông báo gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu trứng và sản phẩm trứng gia cầm từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.
"Từ nay, các doanh nghiệp, trang trại và người chăn nuôi trên địa bàn các tỉnh này có thể xuất khẩu chính ngạch trứng và sản phẩm trứng gia cầm sang Hong Kong. Các lô hàng xuất khẩu phải được Cục Thú y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo mẫu và nội dung đã thống nhất với phía Hong Kong" - ông Long nói.
Theo ông Long, để Hong Kong gỡ bỏ lệnh cấm thì Cục Thú y phải nỗ lực rất lớn trong việc trao đổi, đàm phán thú y và cung cấp các tài liệu về kết quả phòng chống giám sát bệnh cúm gia cầm của Việt Nam.
Để đẩy mạnh xuất khẩu gia cầm, các sản phẩm gia cầm nói riêng, động vật, sản phẩm động vật nói chung, Cục Thú y khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa, tập trung, hợp tác, hỗ trợ để tổ chức xây dựng thành công các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, chủ động giám sát, cảnh báo và ứng phó dịch bệnh.
Hong Kong là một trong những thị trường chính và chiếm khoảng 40 - 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Trước khi cấm nhập, mỗi năm Hong Kong chi vài chục triệu USD để nhập khẩu trứng và sản phẩm từ trứng gia cầm từ Việt Nam.
Vietnam Airlines đạt gần 20.700 tỉ đồng doanh thu trong quý 2 nhưng vẫn lỗ
Ngày 31/7 Vietnam Airlines thông tin hãng vừa hoàn tất báo cáo tài chính quý 2 năm 2023, ghi nhận doanh thu tăng trưởng và có quý lãi gộp thứ hai liên tiếp.
Tuy nhiên do tính mùa vụ cũng như các yếu tố rủi ro tài chính và chi phí đầu vào như giá nhiên liệu, tỉ giá, lãi suất… Vietnam Airlines vẫn chưa có lãi sau thuế.
Xem thêm: Hơn 2,2 tỷ cổ phiếu Vietnam Airlines bị hạn chế giao dịch, vào diện cảnh báo
Cụ thể trong quý 2 năm 2023, Vietnam Airlines đạt tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.696 tỉ đồng, cao hơn 12,3% so với quý 2 năm 2022.
Xem thêm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý thanh tra Vietnam Airlines
Đây cũng là quý thứ 7 liên tiếp doanh thu của Vietnam Airlines tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, phản ánh xu thế hồi phục của thị trường hàng không sau đại dịch COVID-19 và nỗ lực của hãng để cải thiện kết quả kinh doanh.
Xem thêm: Lương phi công Việt Nam làm việc ở Vietnam Airlines sẽ tăng lên bao nhiêu?
Sau khi trừ đi giá vốn, Vietnam Airlines ghi nhận lãi gộp 929 tỉ đồng trong quý 2 năm 2023. Đây cũng là quý lãi gộp thứ hai liên tiếp của hãng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines đạt doanh thu hơn 44.000 tỉ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ; lãi gộp đạt gần 2.900 tỉ, khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ gộp nửa đầu năm 2022.
Sau khi hạch toán hết các khoản chi phí, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 1.331 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2023, chỉ bằng 1/4 so với 6 tháng đầu 2022.
Khoản lỗ của quý 2 năm 2023 giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do các công ty con kinh doanh có lãi và các doanh nghiệp vận tải giảm lỗ.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận tải vẫn chưa cân bằng được thu chi do thị trường quốc tế chưa phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan. Các yếu tố rủi ro tài chính và chi phí đầu vào như giá nhiên liệu, tỉ giá, lãi suất vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh.