Đế chế City Football Group thống trị bóng đá toàn cầu như thế nào?
Bóng đá quốc tế - Ngày đăng : 11:18, 27/07/2023
Giám đốc điều hành bóng đá toàn cầu của tập đoàn City Football Group, Brian Marwood chia sẻ: "Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là thâu tóm các danh hiệu tại Premier League hay Châu Âu. Mục tiêu của City Football Group là thống trị môn thể thao vua trên khắp thế giới, thông qua mạng lưới các CLB trên khắp toàn cầu.
Trong ba năm qua, Melbourne City đã thống trị giải VĐQG Australia. Yokohama Marinos đã vượt qua Kawasaki Frontale để thống trị bóng đá Nhật Bản. New York City đã vô địch giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS). Mumbai City vô địch giải Ấn Độ trở thành nhà vô địch sớm nhất trong một mùa mà giải vô địch Ấn Độ (trong năm đầu tiên thuộc sở hữu của City Football Group). Và đây chỉ là bước khởi đầu của sự thành công như ngày hôm nay".
Năm 2008 tập đoàn Abu Dhabi United mua lại thành công Man City. Gần như ngay lập tức bắt đầu quá trình giúp nửa xanh thành Manchester chuyển mình, khi liên tiếp thống trị ngôi vương Premier League trong hơn thập kỷ trở lại đây, đỉnh cao là chức vô địch Champions League.
"Chúng tôi có nhiều việc phải làm khi mua lại CLB này. Tôi không muốn thiếu tôn trọng những gì mà giới chủ cũ đã làm được trong quá khứ. Mục tiêu của họ đơn giản chỉ là trụ lại ở Premier League là thành công. Nhưng chúng tôi còn có tham vọng lớn hơn thế" - Marwood chia sẻ.
Ông chia sẻ thêm: "Thay đổi triết lý của một CLB ngay lập tức không bao giờ là dễ dàng. Một số người trong CLB hay các cổ động viên rất vui mừng khi tôi mua lại CLB, nhưng những người khác thì rất lo lắng không biết vận mệnh CLB sẽ ra sao khi chúng tôi tiếp quản. Điều quan trọng chúng tôi có đội ngũ lãnh đạo và những người có chuyên môn trong một số lĩnh vực cũng như am hiểu về bóng đá.
Khi chúng tôi mua lại Man City, CLB không thực sự có DNA vô địch. Khi tôi nhắm mắt lại và nghĩ về Barcelona thấy một triết lý bóng đá kiểm soát bóng bóp nghẹt mọi đối thủ, nghĩ về Ajax thì thấy được triết lý tấn công tổng lực của người Hà Lan. Còn khi nghĩ về Man City thời điểm đấy, tôi không thấy một triết lý chơi bóng rõ ràng.
Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ, đầu tiên là công tác đào tạo trẻ để mài dũa những viên ngọc thô thành những ngôi sao trong tương lai. Sau đó, chúng tôi mua những cầu thủ phù hợp với triết lý. Cuối cùng là tìm những huấn luyện viên giỏi phù hợp với đội bóng".
Huấn luyện viên đầu tiên được đưa về Etihad là Roberto Mancini, ở giữa mùa giải 2009/2010 để thay thế Mark Hughes. Sau đó là Manuel Pellegrini, và cuối cùng là Pep Guardiola bậc thầy của triết lý kiểm soát bóng.
Mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Đã có một số cáo buộc được đưa ra để chống lại The Citizens. Năm 2020, UEFA cấm Man City tham dự các giải đấu Châu Âu vì vi phạm luật công bằng tài chính và phạt tiền vì không hợp tác điều tra. Nửa xanh thành Manchester đã đệ đơn lên Tòa án trọng tài Thể thao (CAS) và được hủy bỏ lệnh cấm.
Trong khi đó giữa mùa giải trước, Premier League đã buộc tội CLB vì vi phạm 115 lần các quy tắc tài chính của giải đấu trong khoảng thời gian 9 năm ( 2009-2018 ). Với một cuộc chiến pháp lý liên quan đến những cáo buộc đó, Man City đã từ chối đưa ra bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến cáo buộc trên.
Trong khi đó trên sân, các cầu thủ vẫn trình diễn thứ bóng đá đỉnh cao. Mọi cầu thủ đều thi đấu vì màu áo về logo trên ngực trái. Những đối thủ khi đấu với Man City đều bị ám ảnh bởi việc đội quân hùng mạnh do Guardiola dẫn dắt kiểm soát bóng, làm chủ mọi trận đấu từ trận này qua trận khác. Các CLB thành viên của Football Group cũng mang triết lý tới các giải đấu mà họ tham dự.
"Nền tảng trong triết lý của chúng tôi là kiểm soát bóng. Khi tôi xem một video về lối chơi của CLB Melbourne, hay New York City tại giải nhà nghề Mỹ tôi rất thích phong cách chơi bóng đó" - HLV Buckingham của Mumbai City chia sẻ.
Ông nói thêm: "Nếu việc thực hiện nó tại một CLB đòi hỏi sự nỗ lực tập trung, thì việc thực hiện nó trên khắp các châu lục còn cần nhiều hơn thế nữa Rõ ràng, hiệu quả của phong cách đó đôi khi phụ thuộc vào chất lượng của các cầu thủ. Một số quốc gia có những điều kiện khác mà bạn phải tính đến, chẳng hạn như giới hạn lương. Không phải lúc nào bạn cũng mua được những cầu thủ giỏi nhất chơi ở tất cả các vị trí. Vì đẳng cấp không thể mua được bằng tiền ngay lập tức".
Có một số yếu tố khách quan. Đơn cử như CLB Mumbai City, New York City được xây dựng từ đầu (tự thành lập), Montevideo và Melbourne City lịch sử tương đối ngắn đã cho phép những thay đổi này diễn ra suôn sẻ. Tại các CLB khác như Girona, Yokohama Marinos, mọi thứ chỉ đơn giản là giải quyết sự đồng nhất trong triết lý bóng đá.
Sự nhất quán thường đi kèm với thành công của City Football Group. Mùa giải năm nay khi Man City giành cú ăn ba vĩ đại là điều gì đó vô cùng tự hào.
Chia sẻ về thành công của đế chế City Football Group, ông Marwood nói thêm: "Ở một số CLB của chúng tôi, thước đo là cạnh tranh để giành các danh hiệu. Nhưng đối với một số CLB khác như Lommel ở Bỉ chẳng hạn, đó là việc phát triển tài năng.
Thành công ở đây được đo bằng những cầu thủ trẻ mà chúng tôi đưa về CLB để mài dũa họ từ những viên ngọc thô thành những ngôi sao trong tương lai".
Marwood đưa ra ví dụ về Vini Souza (Brazil), Koki Saito (Nhật Bản) và Manfred Ugalde (Costa Rica), những người đầu tiên đến Lommel và được tạo cơ hội thích nghi với bóng đá châu Âu như được đem cho mượn tại các giải đấu khác ít cạnh tranh hơn.
Các CLB ở Ấn Độ cũng đi theo con đường tương tự. Cầu thủ trẻ Apuia của CLB Mumbai City đã dành một vài tháng tại Lommel, cho phép anh ấy trải nghiệm bóng đá ở cấp độ cao nhất. Bóng đá Ấn Độ đang phát triển nhờ những cầu thủ của City Football Group tạo điều kiện mài giũa. Trong tương lai chúng ta sẽ thấy nhiều cầu thủ Ấn Độ được sang Châu Âu chơi bóng.
Sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia và châu lục, là thách thức lớn nhất mà mạng lưới toàn cầu của City Football đang đối mặt. Tuy nhiên, họ sẵn sàng đầu tư và thúc đẩy các nền bóng đá ít danh tiếng hơn.
Thanh Lâm