Toàn cảnh Đà Lạt trắng xóa bê tông
Nhịp sống - Ngày đăng : 11:35, 13/07/2023
Một góc TP Đà Lạt với mật độ xây dựng dày đặc, được chụp từ đường Triệu Việt Vương, phường 4.
Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn nhận định, cách phát triển của Đà Lạt trong vài thập niên trở lại đây có xu hướng không bền vững, khi các khu nội thành quá nhiều bê tông hóa, diện tích xanh ngày ít đi.
Không gian xanh ít ỏi trên đường Yersin, phường 10, TP Đà Lạt.
"Một đô thị phát triển bền vững cần giữ từ 40-50% không gian xanh, diện tích còn lại là nhà cửa. Hiện tại, không gian xanh ở Đà Lạt rất ít, chỉ còn khoảng 10-15%", KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết.
Nhà cửa, bê tông hóa "bao vây" khoảng xanh ở khu vực Hồ Xuân Hương.
KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng cần xem lại quy hoạch của Đà Lạt, nên tăng diện tích xanh, giảm diện tích nhà cao tầng.
Quảng trường Lâm Viên, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt. Khi nhìn từ trên cao, công trình này có nhiều mảng bê tông trắng xóa.
Trước đây, Đà Lạt vốn nổi tiếng là "thành phố không đèn giao thông", nhưng với mật độ dân cư, du khách đông đúc, từ cuối năm 2021, chính quyền địa phương đã cho lắp các trụ đèn giao thông ở các nút giao có lưu lượng xe cộ qua lại lớn.
Một nút giao thông trên đường Trần Phú, TP Đà Lạt.
Nhà cửa san sát nhau ở khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Ảnh chụp từ đường Trần Phú).
Khoảng xanh dần được thay thế bằng những ngôi nhà bê tông chắn chắn ở khu vực gần Hồ Xuân Hương.
Ở khu vực phường 10, những đồi thông gắn liền với Đà Lạt cũng dần bị thay thế bởi các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê để du khách thưởng thức "view đẹp".
Nhà kính cũng vấn đề nan giải ở Đà Lạt, khi loại hình canh tác này phát triển mạnh ở hầu hết các phường, xã ven thành phố. Ước tính tại Đà Lạt có khoảng 2.500ha nhà kính.
Do vậy, tỉnh Lâm Đồng đặt ra kế hoạch đến năm 2025, giảm 20% diện tích nhà kính so với hiện tại, và đến năm 2030 giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính ở Đà Lạt.