Thời sự 24 giờ: Xét xử vụ ‘chuyến bay giải cứu’: hơn 226 tỷ đồng tiền hối lộ, chạy án 61 tỷ đồng

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 12/07/2023

Sáng 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án "Chuyến bay giải cứu". 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.

Xét xử vụ ‘chuyến bay giải cứu’: hơn 226 tỷ đồng tiền hối lộ, chạy án 61 tỷ đồng

Sáng 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án "Chuyến bay giải cứu" bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về các tội: "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Môi giới hối lộ", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Xem thêm: Hình ảnh dẫn giải các bị cáo vụ ‘chuyến bay giải cứu’ đến tòa xét xử

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-7-11-_w-359781818-818716299648780-9137013700081233027-n-1-72(1).jpg
Phiên tòa xét xử đại án 'chuyến bay giải cứu'. Ảnh chụp qua màn hình

Xem thêm: Danh sách đen trong 'chuyến bay giải cứu' và chuyện nhận hối lộ hàng trăm tỷ

Vụ án này có số lượng luật sư bào chữa kỷ lục trong số các phiên tòa tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội với gần 120 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Trong đó, bị cáo Vũ Hồng Quang (cựu Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) có nhiều luật sư bào chữa nhất (6 luật sư).

Xem thêm: Hối lộ hơn 226 tỷ đồng để cấp phép cho các chuyến bay

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-7-11-_w-toanhdung-1-54(1).jpg
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị dẫn giải đến tòa.

Xem thêm: Chi tiết số lần đưa, nhận hối lộ của nhóm bị cáo trong vụ án ‘chuyến bay giải cứu’

Viện Kiểm sát xác định, trong vụ án này có 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.

Xem thêm: Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội, Quảng Nam nhận tiền ‘chuyến bay giải cứu' như thế nào?

Đáng chú ý, ngoài việc ngã giá, chung chi để được cấp phép chuyến bay giải cứu thì một số bị cáo là cựu cán bộ công an còn bàn bạc, lên kế hoạch để chạy án với số tiền lên đến 61 tỷ đồng.

EVN lỗ hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, đã được Deloitte kiểm toán.

Theo báo cáo, tổng số lỗ năm 2022 của công ty mẹ EVN là hơn 26,5 nghìn tỷ đồng. Kết quả kinh doanh hợp nhất, EVN lỗ 20,7 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2021 đơn vị này lãi hơn 14,7 nghìn tỷ đồng.

Xem thêm: Những câu chuyện nối dài về điện

Năm 2022, nếu doanh thu hợp nhất của EVN là hơn 463 nghìn tỷ đồng thì doanh thu từ bán điện chiếm hơn 98%, với trên 456 nghìn tỷ đồng.

phai-cat-dien-evn-se-kiem-diem-trach-nhiem-khac-phuc-236.jpg

Các số liệu được kiểm toán cũng cho thấy lý do lỗ của tập đoàn này. Đó là giá bán điện thấp hơn giá mua vào, thể hiện ở doanh thu bán điện và giá vốn điện.

Xem thêm: Ai bù lỗ cho điện?

Cụ thể, doanh thu bán điện năm 2022 của công ty mẹ EVN là 372,9 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, giá vốn điện lại lên tới hơn 402,6 nghìn tỷ đồng. Điều này có nghĩa, EVN bán thấp hơn giá vốn tới 29,7 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2021 giá vốn điện của EVN chỉ là 331,6 nghìn tỷ đồng.

Điều đó cho thấy, năm 2022 EVN đã phải mua điện với giá cao hơn mức giá bán ra. Lý do chủ yếu bởi giá than tăng cao.

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội hồi tháng 5/2023, EVN cũng giải trình rõ lý do năm ngoái tập đoàn này thua lỗ.

Sở GD&ĐT yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ 'đánh cắp' bài thi ở Genius Olympiad

Liên quan đến việc nữ sinh tại TP. HCM đánh cắp bài thi ở Genius Olympiad gây xôn xao dư luận những ngày qua, chiều 11/7, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị Phòng GD&ĐT quận Bình Thạnh và Trường THPT Gia Định rà soát, làm rõ và báo cáo về Sở trước ngày 14/7.

Xem thêm: BTC Genius Olympiad xoá tên thí sinh bị tố gian lận khỏi danh sách đoạt giải

Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm, vai trò của lãnh đạo đơn vị trong việc quản lý, cho phép học sinh và giáo viên tham gia các cuộc thi, hội thi bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm: Nữ sinh TP.HCM tố bị 'đánh cắp' bài thi ở Genius Olympiad: BTC huỷ kết quả, thu hồi giải thưởng

genius-3-13161088.jpg

Ngoài ra, cần nghiêm túc đánh giá, làm rõ vai trò trách nhiệm viên chức trong sự việc gây tranh cãi và có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành giáo dục TP.

"Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định thực hiện rà soát các nội dung liên quan và thực hiện quy trình xử lý viên chức đi nước ngoài chưa đúng mục đích và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý viên chức đi nước ngoài", Sở nhấn mạnh.

Xem thêm: Vụ nữ sinh TP.HCM tố bị 'đánh cắp' bài thi ở Genius Olympiad: Người trong cuộc nói gì?

Ban tổ chức Genius Olympiad cũng quyết định thu hồi giải thưởng liên quan đến vụ việc này nhằm "duy trì uy tín và sự công bằng của Genius Olympiad". Đồng thời không cho phép thầy T (thầy giáo hướng dẫn cả M.C và Q.U) trong vai trò người giám sát gửi bất kỳ dự án nào cho kỳ thi Genius Olympiad 2024 sắp tới.

Ngày 11/7, trong bảng danh sách đoạt giải chung cuộc cập nhật mới nhất được ban tổ chức Genius Olympiad công khai trên website đã không còn tên của thí sinh Q.U (học sinh Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh) và dự án của thí sinh này. Trước đó, thí sinh Q.U nhận huy chương đồng.

Google giải trình gì về việc không hiển thị hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tại đảo Trường Sa Lớn?

Trước những bức xúc về việc bản đồ vệ tinh của search Google không hiển thị hình ảnh quốc kỳ Việt Nam ở đảo Trường Sa Lớn (Quần đảo Trường Sa, Việt Nam), Bộ TT&TT đã làm việc với search Google.

Xem thêm: Google nói gì về bản đồ không hiển thị quốc kỳ Việt Nam ở đảo Trường Sa Lớn?

ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) cho biết, đơn vị này đã làm việc với Google về vụ việc bản đồ vệ tinh không hiển thị lá quốc kỳ Việt Nam bằng gốm tại đảo Trường Sa Lớn.

Xem thêm: Ảnh vệ tinh thiếu quốc kỳ: Bộ TT&TT đề nghị Google nhanh chóng khắc phục

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-7-11-_dao-truong-sa-lon-335(1).jpg

Giải trình với Bộ TT&TT, đại diện Google cho biết: "Google không làm mờ hoặc thay đổi hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi các đối tác thứ ba. Vấn đề liên quan đến hình ảnh đang hiển thị là do chất lượng ảnh kém và chúng tôi đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn".

Theo ông Lê Quang Tự Do, trên cơ sở câu trả lời của search Google, Cục PTTH&TTĐT đề nghị search Google nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

Trước đó, vào ngày 10/7, một người dùng mạng xã hội đã phát hiện trên ảnh vệ tinh của Google không hiển thị lá quốc kỳ Việt Nam được tạo bằng gốm tại đảo Trường Sa Lớn. Đây là bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m2 trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa Lớn.

Sản phẩm từ ý tưởng của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội và được thực hiện vào năm 2012. Kể từ đó đến nay, lá cờ này vẫn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.

Tổng hợp