Thời sự 24 giờ: Nguyên kế toán trưởng AIC về Việt Nam đầu thú; Không có thông tin bà Đặng Thị Hoàng Yến xin thôi quốc tịch Việt Nam
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 05/07/2023
Nguyên kế toán trưởng Công ty AIC đã về Việt Nam đầu thú
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, qua công tác nghiệp vụ, công tác hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm, mới đây cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tiếp nhận Đỗ Văn Sơn, sinh năm 1977, nguyên kế toán trưởng AIC đã về nước đầu thú.
Xem thêm: Vì sao con trai học giỏi lại giúp được mẹ có cơ hội giảm án trong vụ AIC?
"Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành các thủ tục tố tụng và tích cực đấu tranh, khai thác đối tượng Đỗ Văn Sơn để làm rõ thêm một số tình tiết trong vụ án", người Phát ngôn Bộ Công an cho biết.
Xem thêm: Toàn cảnh phiên xử vụ AIC: Nỗi hổ thẹn muộn màng
Xem thêm: Không có chuyện bắt được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 'giấu ở đâu đó'
Đỗ Văn Sơn sinh ngày 4/2/1977, bị truy nã theo Quyết định số 04 ngày 08/7/2022 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về hành vi phạm tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng quy định.
Xem thêm: Những túi giấy màu nâu chứa gần 15 tỷ đồng tiền "cảm ơn" của AIC
Ngoài Đỗ Văn Sơn, hiện còn 7 đối tượng đang bị truy nã gồm: Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn; Phó Tổng Giám đốc AIC Trần Mạnh Hà; Nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế và Môi trường Nguyễn Thị Sen; Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mopha Nguyễn Thị Tích; Giám đốc Công ty TNHH kinh doanh trang thiết bị y nha khoa Việt Tiên Ngô Thế Vinh; Nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội Nguyễn Đăng Thuyết; Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Quốc tế Cát Vân Sa Đỗ Mỹ Hạnh.
Xem thêm: Phong tỏa khối tài sản 'khủng', nhiều biệt thự của Chủ tịch AIC
Bộ Công an tiếp tục kết gọi các đối tượng trong vụ án AIC đang lẩn trốn sớm ra đầu thú để được xem xét hưởng khoan hồng cũng như thoát khỏi cảnh sống trốn tránh, nươm nớp lo sợ và bất an.
Không có thông tin bà Đặng Thị Hoàng Yến xin thôi quốc tịch Việt Nam
Báo Dân Trí dẫn nguồn tin cho biết, sau khi Tập đoàn Tân Tạo thông tin bà Đặng Thị Hoàng Yến (Maya Dangelas) hiện đang mang quốc tịch Mỹ, có địa chỉ thường trú tại thành phố Houston, bang Texas, Bộ Tư pháp đã tiến hành rà soát.
Nguồn tin này khẳng định đến nay không có thông tin về việc bà Đặng Thị Hoàng Yến thôi quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm: DN của bà Đặng Thị Hoàng Yến kêu cứu khẩn cấp vì 'âm mưu bức tử'
Bà Đặng Thị Hoàng Yến (SN 1959) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo - không còn là người đại diện pháp luật của công ty này kể từ ngày 10/6. Thay vào đó, người đại diện pháp luật mới là ông Nguyễn Thanh Phong (sinh năm 1976).
Xem thêm: Bà Đặng Thị Hoàng Yến đòi bồi thường 8.000 tỷ cho thiệt hại của Itaco
Bà Đặng Thị Hoàng Yến hiện đang được Tập đoàn Tân Tạo ủy quyền để thực hiện và công bố thông tin liên quan đến vụ kiện ra Trọng tài quốc tế về việc vi phạm phá vỡ hợp đồng xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Theo một chuyên gia về pháp luật quốc tịch của Bộ Tư pháp, Điều 4 Luật Quốc tịch quy định, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp luật này có quy định khác.
Xem thêm: Phản ứng trái chiều việc bà Đặng Thị Hoàng Yến chuyển gần 2.000 tỉ đồng ra nước ngoài
Việc dự án Kiên Lương bị đình chỉ khiến Công ty cổ phần Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC) không thể thanh toán tiền thuê đất và mặt bằng đất đai đã đầu tư hàng trăm triệu USD bỏ hoang lãng phí.
Xem thêm: Tập đoàn Tân Tạo tạm ứng 48 tỷ đồng cho mẹ Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến
Theo bà Yến, Tòa án Paris đã công bố Tân Tạo thắng kiện và được bồi thường tiền pháp lý. Bước tiếp theo, Tòa án quốc tế sẽ quyết định mức bồi thường thiệt hại, phía Tân Tạo đang yêu cầu trong khoảng 2,5-3,3 tỷ USD.
Bộ Công thương: Miền Bắc sẽ hết thiếu điện từ nay đến cuối năm
Tại họp báo Chính phủ, chiều 4/7, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết cung ứng điện cho miền Bắc đã bớt căng thẳng từ cuối tháng 6 và "sẽ không thiếu điện từ nay tới cuối năm".
Xem thêm: Thiếu điện đã được cảnh báo, nhưng để có nguồn điện mới cần ít nhất 3-4 năm
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhìn nhận cung ứng điện tháng 5 và đầu tháng 6 khó khăn do nắng nóng gay gắt, thủy văn không thuận lợi, nhu cầu dùng điện tăng và hồ thủy điện cạn nước. Những yếu tố này buộc EVN phải cắt điện luân phiên ở một số địa phương phía Bắc. Vận hành hệ thống điện cả nước, nhất là miền Bắc trong đầu tháng 7 vẫn khó khăn do nắng nóng kéo dài, mực nước các hồ thủy điện cải thiện nhưng ở mức thấp.
Xem thêm: Vì sao Việt Nam phải đối mặt với áp lực thiếu điện?
Xem thêm: Những câu chuyện nối dài về điện
Đại diện Bộ Công Thương cho biết đã yêu cầu EVN bám sát điều kiện vận hành hệ thống, thị trường điện; và chủ động kịch bản ứng phó khó khăn trong cung ứng điện cũng như điều chỉnh phụ tải trong trường hợp cần thiết.
Xem thêm: Vì sao vừa thừa, vừa thiếu điện?
Tuy vậy, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định "sẽ không thiếu điện phục vụ sản xuất doanh nghiệp, sinh hoạt người dân từ nay tới cuối năm".
Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) hôm nay cũng cho biết, lưu lượng nước về các hồ thủy điện khu vực miền Bắc cải thiện. Mực nước hiện tại của các hồ Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Bản Chát cao hơn mực nước chết 12-27 m.
Vì sao Hà Nội đặt tên đường Trần Đăng Khoa?
Chiều 4/7, với 96,81% số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành HĐND Hà Nội thông qua Nghị quyết đặt tên, điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, Hà Nội chính thức có 52 tuyến đường, phố được đặt tên mới. Trong đó, tuyến dài và rộng nhất là đường Đỗ Mười (quận Hoàng Mai) với độ dài dự kiến 6,2km, rộng 68m.
Đáng chú ý, một số đại biểu đề nghị UBND thành phố nghiên cứu xem xét trong danh mục đề xuất tuyến phố dự kiến đặt tên danh nhân Trần Đăng Khoa tại quận Long Biên, tránh để hiểu nhầm, trùng tên với cá nhân khác.
UBND Hà Nội cho biết tên Trần Đăng Khoa dự kiến đặt cho tuyến phố ở quận Long Biên là tên một danh nhân. Ông là nhân sĩ yêu nước, sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước, đã đi theo tiếng gọi của Bác Hồ từ thời kỳ đầu Cách mạng tháng 8 và trải qua những năm tháng gian khó ở chiến khu Việt Bắc.
Ông Trần Đăng Khoa cũng là một trong số Bộ trưởng thời kỳ đầu trong Chính phủ Liên hiệp (1946) và là Bộ trưởng Bộ Thủy lợi lâu nhất (1946-1961). Ông là người đã có những đóng góp cho sự nghiệp thủy lợi nước nhà, có nhiều thành tích quý báu về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý thủy nông cải tạo đất...
Theo UBND Hà Nội, việc xây dựng hồ sơ dự kiến tuyến phố mang tên Trần Đăng Khoa ở quận Long Biên được thực hiện đúng quy định. Theo đó, tên tuyến phố đã được thông qua bởi Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công cộng trên địa bàn thành phố; được Hội Thủy lợi Việt Nam thống nhất.
TPHCM thi công lại trung tâm triển lãm tại Thủ Thiêm trong tháng 7
Văn phòng UBND TPHCM vừa có văn bản thông báo kết luận của ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố, tại buổi họp về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch TPHCM.
UBND TPHCM giao các bên liên quan lập kế hoạch chi tiết, tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan. Cùng với đó, dự án cần được hoàn thiện hồ sơ thủ tục để thi công lại vào đầu tháng 7.
Xem thêm: Số phận trung tâm triển lãm 800 tỷ đồng 'đắp chiếu' hơn 7 năm ở TPHCM
Trước đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố cho biết, UBND TPHCM đã giao sở hình thành Trung tâm triển lãm quy hoạch TPHCM tại địa điểm KĐTmới Thủ Thiêm. Thành phố cũng phê duyệt đầu tư công trình này với dự án gần 800 tỷ đồng.
Xem thêm: Sau gần một thập kỷ, 4 tuyến đường chính ở Thủ Thiêm vẫn chưa xong
Ngay sau đó, sở đã tổ chức cuộc thi quốc tế nhằm tìm ra phương án thiết kế tối ưu cho công trình công cộng này, đơn vị thắng giải là một công ty kiến trúc của Pháp.
Trung tâm Triển lãm quy hoạch TPHCM có diện tích 18.000 m2, được xây dựng tại khu đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Công trình cao 5 tầng, có tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng và được khởi công từ năm 2014.
Công trình đến nay vẫn chưa hoàn thiện do một số vấn đề chưa thể thống nhất giữa ban quản lý và nhà thầu thi công.
Đến nay, sau nhiều năm thi công, công trình này vẫn chỉ là một khối bê tông trơ trọi, nằm giữa khu đất trống. Hiện, dự án này mới chỉ hoàn thành được 80% tiến độ, mặc dù theo kế hoạch ban đầu, công trình được đưa vào sử dụng năm 2016.