Vào phòng chị dâu đang ở cữ, tôi tá hỏa thấy anh trai đang buộc tay chị ấy vào chân giường
Gia đình - Ngày đăng : 14:20, 22/06/2023
Anh trai tôi cưới vợ được hơn 2 năm thì vợ có bầu. Sau đám cưới, vợ chồng anh ấy mua nhà chung cư trên thành phố nên ít khi về quê. Chỉ khi nhà có việc thì anh trai, chị dâu mới rồng rắn đưa nhau về. Tôi cũng đang học cao đẳng ở quê nên ít khi lên Hà Nội thăm chị dâu được. Tuy nhiên tôi rất quý mến chị dâu vì chị điềm đạm, biết cư xử lắm.
Nhà chỉ có mình tôi là em gái nên được chị dâu hết lòng quan tâm. Chị em dâu mà ríu rít chẳng khác gì chị em gái. Tôi chia sẻ với chị ấy mọi điều từ việc học tập trên lớp ra sao, cách vượt qua các kỳ thi và cả chuyện yêu đương thời sinh viên.
Khi chị dâu có bầu, cả nhà tôi vui lắm. Cứ khoảng 1 tháng 1 lần, mẹ lại sai tôi mang đồ ăn thức uống lên cho 2 anh chị. Lần nào bà cũng nhắn bảo chị dâu chịu khó ăn uống để cả 2 mẹ con sinh ra đều khỏe mạnh.
Mang thai, dù không hề tăng cân quá mức, chỉ tăng 12kg nhưng chị dâu lại bị huyết áp cao và tiểu đường thai kỳ. Vì thế chị phải thăm khám định kỳ rất nghiêm ngặt và ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi sinh, chị xin mổ chủ động để tránh những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra.
Cũng may, cuối cùng chị mẹ tròn con vuông mà không bị chứng tiền sản giật như bác sĩ lo ngại. Sau sinh 1 tháng, mẹ tôi cũng lên thành phố chăm con dâu và cháu nội. Đến khi hết 1 tháng ở cữ bà phải về vì còn lo mùa màng. Đúng dịp được nghỉ hè nên sau khi bà về khoảng 1 tuần thì tôi nhận lên chăm chị dâu. Bố mẹ tôi ủng hộ lắm vì thấy 2 chị em thân thiết:
“Cả tuần vừa rồi vợ chồng thằng Minh phải tự chăm nhau vất vả lắm đấy. Con lên đó nhớ đỡ đần anh chị 1-2 tháng”.
“Vâng, con sẽ ở đó với anh chị và cháu liền 2 tháng, khi nào trường đi học tiếp thì mới về”.
Khi đến cửa nhà chị dâu, tôi bấm chuông thì thấy anh trai ra mở. Nhưng vừa mở cửa cho tôi xong, anh đã chạy ngay vào phòng chị dâu. Thấy kỳ lạ quá nên tôi cũng chạy theo. Vừa nhòm vào phòng chị dâu đang ởcwx, tôi tá hỏa thấy anh trai đang gồng người lên buộc tay vợ vào chân giường. Còn chị ấy thì cứ bị giật đùng đùng trông sợ lắm.
Lần đầu tiên nhìn thấy cảnh đó nên tôi hoảng sợ lắm, chân tay cứ run bần bật. Do chưa hiểu chuyện gì nên thấy chị giãy giụa không nói được gì, tôi vội hét lên:
“Anh đang làm gì vậy? Buông chị ấy ra”.
Mặc kệ lời tôi nói, anh trai vẫn thản nhiên giữ chân tay, nhét thìa vào miệng để chị dâu khỏi cắn trúng lưỡi. Phải một lúc sau thì chị ấy mới đỡ co giật và bình thường. Anh vừa lau mồ hôi cho chị vừa bảo:
“Không hiểu sao chị dâu em vừa rồi lại bị co giật sau sinh. Mới 1 tuần mà lần này đã là lần thứ 2 rồi. Anh lo quá, không thể để ở nhà để theo dõi huyết áp thêm nữa, chắc mai 2 anh em phải cho chị đi khám ngay thôi”.
Mãi lúc đó tôi mới biết thì ra chị dâu bị co giật sau sinh. Dù sau 1 lúc chị đỡ và lại trở về bình thường nhưng ngày mai tôi và anh trai phải đưa chị ấy đi khám để kịp thời điều trị. Tôi lo lắng cho chị dâu mình quá. Sao khi mang thai, chị không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi em bé được sinh ra? Không biết chị đang bị bệnh gì mà lên cơn như vậy? Bị co giật sau sinh như vậy có nguy hiểm lắm không ạ?
Nguyên nhân gây ra triêu chứng co giật sau sinh
Nguyên nhân gây ra chứng sản giật sau khi sinh chưa rõ, nhưng một vài yếu tố làm tăng nguy cơ co giật ở sản phụ có thể là:
- Huyết áp cao trong thai kỳ, thiếu ngủ, trầm cảm sau khi sinh.
- Tiểu đường thai kỳ, bị bệnh về thận, béo phì, thừa cân.
- Phụ nữ sinh con quá muộn (từ 30 - 40 tuổi).
- Người có tiền sử co giật hay gia đình có người gặp tình trạng tương tự
- Phụ nữ mang thai lần đầu.
Co giật sau khi sinh con có nguy hiểm không?
Mặc dù sau khi sinh, em bé đã ra đời an toàn nhưng nếu để xảy ra co giật vẫn rất nguy hiểm cho người mẹ. Có hàng ngàn bà mẹ trẻ bị tử vong do chứng co giật này.
Hơn nữa cơn co giật sau khi sinh con vẫn có nguy cơ nhất định gây ảnh hưởng đến não bộ, gây khởi phát những cơn co giật tiếp theo, lâu dài dễ dẫn tới bệnh động kinh.
Điều trị và phòng ngừa tiền sản giật sau sinh
Nếu sản phụ có các triệu chứng như trên và bác sĩ nghi ngờ sản phụ mắc tiền sản giật sau sinh thì việc đầu tiên cần làm đó chính là nhập viện nhằm mục đích đánh giá và điều trị ngay lập tức.
Tình trạng tiền sản giật sau sinh sau khi trải qua quá trình sinh nở thường được chẩn đoán bằng các xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu và nước tiểu. Kiểm tra máu của sản phụ để xác định số lượng tiểu cầu và kiểm tra để xác định gan và thận của sản phụ có hoạt động tốt hay không. Bên cạnh đó, nước tiểu cũng được xét nghiệm để kiểm tra xem nồng độ protein có trong đó như thế nào. Nếu mức protein cao hơn bình thường, đây có thể là nguyên nhân gây tiền sản giật sau sinh con.
Thông thường, tiền sản giật sau sinh sẽ được điều trị bằng thuốc chống co giật, thường được thực hiện trong 24 giờ. Sau khi bệnh nhân dùng thuốc, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, nước tiểu và các triệu chứng khác. Trong trường hợp huyết áp của sản phụ vẫn rất cao và cao hơn bình thường thì bác sĩ có thể kê toa thuốc hạ huyết áp để điều trị.
Cho đến hiện tại, vẫn chưa có biện pháp nào phòng ngừa tiền sản giật sau sinh, vì vậy sản phụ cần lắng nghe cơ thể mình và nhận biết được các dấu hiệu khác thường của cơ thể để được thăm khám và điều trị kịp thời. Thêm vào đó, các sản phụ cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật sau sinh, chẳng hạn như: Duy trì trọng lượng cơ thể; Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh; Uống đủ nước; Thường xuyên thăm khám bác sĩ…
Theo Báo PNTĐ