Thời sự 24 giờ: Tạm giữ 74 đối tượng liên quan vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 21/06/2023
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Phòng thủ dân sự ở Trung ương và cấp tỉnh
Với 94,94% tổng số đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự. Với 55 điều, Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Với việc thông qua luật này, Quốc hội đồng ý lập Quỹ phòng thủ dân sự.
Xem thêm: Mỗi người Việt 'gánh' hơn 36,7 triệu đồng nợ công
Đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở Trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự.
Quỹ Phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra; Hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.
Quỹ Phòng thủ dân sự hoạt động theo nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận; quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch; hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách Nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.
Việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách.
Tạm giữ 74 đối tượng liên quan vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk xác nhận đến thời điểm này đã tạm giữ 74 đối tượng tấn công vào trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur, khiến 4 chiến sĩ công an, 2 cán bộ xã hi sinh; 3 người dân tử vong. 2 chiến sĩ công an bị thương nặng.
Theo ông Quy, hiện lực lượng Công an vẫn tiếp tục triển khai truy bắt các đối tượng còn lại có liên quan đến vụ việc.
Xem thêm: Cảnh sát cơ động vây bắt nhóm tội phạm tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk ra sao?
Xem thêm: Người vợ kể báo công an, đưa chồng về đầu thú vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
Quá trình truy bắt, khám xét, lực lượng công an đã thu giữ 4 khẩu súng quân dụng, 4 súng tự chế, 2 quả lựu đạn, 192 viên đạn các loại, 30 con dao, 9 ná cao su.
Công an cũng thu 21 điện thoại di động, nhiều thẻ nhớ các loại và nhiều tài liệu.
Xem thêm: Tài xế rùng mình khi 2 lần thoát chết ngoạn mục trong vụ tấn công ở Đắk Lắk
Lực lượng chức năng xác định nghi can Y Thô Ayun (tức Ama Kzruh, 35 tuổi, trú huyện Krông Búk) là một trong những kẻ chủ mưu cầm đầu vụ tấn công này.
Hà Giang dự kiến thu phí tham quan cao nguyên đá Đồng Văn
Ông Hoàng Xuân Đôn, Trưởng ban Quản lý công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC) cho biết tỉnh Hà Giang đang hoàn thiện đề án thu phí tham quan CVĐC.
Xem thêm: Huyền thoại về 'Con đường Hạnh Phúc' trên cao nguyên đá Hà Giang
Phạm vi thu phí dự kiến áp dụng trên địa bàn cả bốn huyện nhưng không bao gồm phí tham quan ở ba điểm: hang Lùng Khúy, Nhà Vương, cột cờ Lũng Cú. Hà Giang dự kiến thu phí thông qua lượt lưu trú, cụ thể với người lớn là 30.000 đồng mỗi đêm, trẻ em là 15.000 đồng mỗi đêm.
Xem thêm: Chinh phục 4 con đèo gấp khúc thách thức dân đam mê phượt
Xem thêm: Tháng 3 về, đến Hà Giang xem 'cao nguyên đá nở hoa'
Theo ông Đôn, hiện nay có khoảng 40 điểm trong phạm vi CVĐC có thể thu phí nhưng tỉnh Hà Giang mới chỉ thu phí ba điểm, gồm hang Lùng Khúy (Quản Bạ); Nhà Vương và cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn). Từ năm 2017 đến năm 2021, tổng số phí thu được khoảng 29 tỷ đồng, sau khi nộp ngân sách chỉ còn 17,2 tỷ đồng.
Xem thêm: Mùa hoa cải vàng rực cao nguyên đá Hà Giang
CVĐC được thành lập vào tháng 9/2009, gồm bốn huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.356 km2. Tới năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất UNESCO đầu tiên ở Việt Nam.
Xem thêm: Báo Mỹ đưa Hà Giang vào top điểm đến toàn cầu năm 2023
Từ trước tới nay, nguồn lực đầu tư để xây dựng và phát triển CVĐC được sử dụng từ ngân sách địa phương.
Tước quyền xác định chỉ tiêu với 2 trường đại học vi phạm tuyển sinh
Bộ GD-ĐT tước quyền tự xác định chỉ tiêu trong thời gian 5 năm với trường ĐH Nông lâm TPHCM và trường ĐH Sư phạm (Đại học Đà Nẵng).
Theo Bộ GD-ĐT, trước đó, vào tháng 9/2022, trường ĐH Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) và trường ĐH Nông lâm TPHCM đều đã bị xử phạt hành chính vì có hành vi vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh. Cụ thể là hành vi tuyển sinh vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Từ sai phạm này, Bộ GD-ĐT yêu cầu trường ĐH Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 2/4/2023.
Còn trường ĐH Nông lâm TPHCM không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 30/3/2023.
Bộ GD-ĐT sẽ xác định và thông báo chỉ tiêu tuyến sinh cho cơ sở đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Giáo dục Đại học và khoản 5 Điều 4 Thông tư 03.