Chiếc lược ngà - bức tranh tình phụ tử thiêng liêng giữa thời chiến

Dòng chảy - Ngày đăng : 12:53, 20/06/2023

Chiếc lược ngà là cầu nối giữa tình cha con trong quá khứ và câu chuyện tài trí của cô giao liên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Chiến tranh làm cho hai cha con cách biệt trong suốt 12 năm trời. Đây là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Đôi nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng


Chân dung Nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng là một trong những cây bút gắn bó với số phận con người trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1945-1975. Nguyễn Quang Sáng vẫn tự gọi mình là “xương Nam, thịt Bắc” bởi ông được sinh ra và lớn lên tại An Giang nhưng ông đã dành bao nhiêu năm thanh xuân của mình để chiến đấu và làm việc tại Hà Nội. Cho nên ông là một trong số ít những nhà văn đã từng chứng kiến những thăng trầm của nước nhà từ thời chiến đến thời bình.

Trong các tác phẩm của mình, ông luôn dành lời ngợi ca phẩm chất của nhân dân, đồng thời phản ánh những năm tháng chiến đấu trường kỳ của dân tộc. Ông luôn lắng nghe tiếng nói của người dân, đó cũng là chất liệu chính làm nên văn chương của ông, từng câu chuyện ông đưa vào tác phẩm của mình đều xuất phát từ chuyện đời thật.

Khi nói đến Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã có những chia sẻ rằng: "Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam, về vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đã đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở ngôi nhà sàn treo trên ngọn cây.

Đoàn giao liên dẫn đường lúc đó chỉ toàn là nữ. Tôi bị ấn tượng với câu chuyện cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi tôi nghe cô ấy kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày một đêm là hoàn thành tác phẩm này”. Đó, Chiếc lược ngà đã ra đời như thế đó.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Nguồn cảm hứng của những tác phẩm về gia đình

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 chứng kiến những sự thay đổi rõ rệt, đạo đức là nguồn cảm hứng chính cho các tác phẩm văn học. Vì thế đề tài gia đình đã được đánh thức trở lại một cách mạnh mẽ, không chỉ xuất hiện ở những tiểu thuyết dài tập mà còn là truyện ngắn, tản văn.

Giá trị nhân văn về tình cha con

Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là bé Thu và ba (ông Sáu). Ông Sáu là người chiến sĩ vì nước quên thân, ông đã dành 8 năm đằng đẵng ngoài chiến trường, mãi sau mới có cơ hội về thăm bé Thu. Ông đi hồi con bé chỉ mới một tuổi, những năm ấy ông vẫn không thể gặp lại con mà chỉ nhìn con qua những tấm ảnh cũ bởi bé Thu còn quá nhỏ, vợ không thể dẫn theo mỗi khi đến quân doanh.

Tình cha con trong Chiếc lược ngà

Nỗi niềm nhớ con luôn trực trào trong tâm trí ông, bởi thế xuồng chưa cập bến ông đã nhún nhảy, chạy đến gọi con. Phản ứng của bé Thu không như ông nghĩ, con bé nhìn ông bằng ánh mắt xa lạ, đặc biệt là khi thấy vết sẹo thì hoảng hốt bỏ chạy. 3 ngày về thăm nhà, bé Thu vẫn không thể chấp nhận ông Sáu là cha. Ông Sáu cố gắng bù đắp cho bé Thu bằng cách chỉ quanh quẩn ở nhà, nhưng điều đó lại làm khoảng cách giữa ông và bé Thu càng xa cách.

Đến ngày cuối cùng, ông Sáu vì nghĩ bé Thu còn giận nên không dám đến ôm con, chỉ có thể đứng từ xa nhìn. Khi chuẩn bị lên đường tiếp tục nhiệm vụ, bỗng nhiên bé Thu chạy lại và gọi một tiếng cha - ông vẫn mong nghe được bé Thu nói từ này đã rất lâu rồi. Tiếp cha đó nghe sao xé lòng của ông và cả của những người xung quanh.

Ở căn cứ, ông đã giữ lời hứa với bé Thu, ông dành thời gian để làm cho bé một chiếc lược ngà trên thân lược còn được khắc từng chữ chất chứa nỗi nhớ thương con: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

“Đây chính là lời trăn trối cuối cùng và cũng chính là tình yêu anh để lại trên thế gian, tình yêu ấy là bất diệt”.

Liệu chiến tranh tàn khốc ấy có còn cơ hội cho ông Sáu mang chiếc lược ngà về cho bé Thu không? Cha con họ có được hội ngộ không? Cái kết của câu chuyện sẽ làm bạn bất ngờ.

Có thể thấy từng chi tiết được Nguyễn Quang Sáng khắc họa trong tác phẩm khắc họa rõ nét số phận của con người trong thời chiến mong manh đến thế nào. Lời thoại mộc mạc, tình tiết gây cấn chạm đến cảm xúc của chúng ta, làm cho người đọc cảm thấy bồi hồi, day dứt.

Chiếc lược ngà thực sự là một tác phẩm mang đến giá trị nhân văn cao cả, những trang cuối của tác phẩm, Nhà văn đã viết: “Đây chính là lời trăn trối cuối cùng và cũng chính là tình yêu anh để lại trên thế gian, tình yêu ấy là bất diệt”.

Nguyễn Quang Sáng đã thành công khi khắc họa nên sự khắc nghiệt của chiến tranh tàn khốc, của thời gian khắc nghiệt trong Chiếc lược ngà. Nhưng cũng từ đó mà tình phụ tử trở nên sáng lên, thiêng liêng hơn.