Chú chó Hachiko – huyền thoại trung thành của xứ sở Hoa Anh đào
Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 16:27, 29/05/2023
Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe câu chuyện về chú chó Hachiko huyền thoại của đất nước Nhật Bản. Đã 83 năm trôi qua, kể từ ngày chú chó Hachiko mãi mãi ra đi. Nhưng biểu tượng về lòng trung thành với chủ đến tận hơi thở cuối cùng của chú chó Hachiko đã lay động hàng triệu trái tim trên toàn thế giới. “tại sao cứ đợi chờ một người không về chứ ?”. Câu thoại đầy ám ảnh trong bản phim Hachiko Monogatary năm 1987, cứ day dứt mãi, mà mỗi lần nhắc đến ta không khỏi khắc khoải, ngậm ngùi…
Câu chuyện về chú chó Hachi. Huyền thoại trung thành của đất nước mặt trời mọc.
Vào năm 1924, giáo sư Hidesaburo Ueno. Giảng viên khoa nông học của trường đại học Hoàng gia Tokyo đã mang Hachi từ quê hương Odeta. (thuộc tỉnh Akita, vùng Đông Bắc Nhật Bản). lên thủ đô Tokyo để sống cùng ông. Hachi là một chú chó giống Akita Inu của Nhật Bản.
Giáo sư Ueno coi Hachi như đứa con của mình và hết lòng yêu thương, chăm sóc Hachi. Phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình, giáo sư Ueno dành để dạy dỗ và trò chuyện cùng Hachi. Cả hai cha con đã có một khoảng thời gian thật tuyệt vời và hạnh phúc cùng nhau. Có lẽ đây là quãng đời đẹp nhất của Hachi, để rồi sau đó là những tháng ngày đợi chờ đằng đẵng…
Mỗi buổi sáng, giáo sư Ueno thường dắt Hachi đi bộ đến nhà ga Shibuya để đi làm. Hachi thường đợi đến khi ông Ueno đi khuất mới quay trở về nhà. Đến 3h chiều, Hachi lại ra ga Shibuya chờ đón ông Ueno quay về. Cuộc sống tưởng chừng sẽ cứ mãi bình yên như vậy … Nhưng vào một ngày tháng 5 năm 1925. Giáo sư Ueno ra đi khi đang giảng bài trên giảng đường đại học Hoàng gia Tokyo, vì một cơn đột quỵ.
Còn Hachi đáng thương, như thường lệ. Chú vẫn đến nhà ga Shibuya vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Bao nhiêu chuyến tàu đi qua, màn đêm đã dần buông xuống mà mãi vẫn không thấy giáo sư đâu. Chú không hề biết chuyện gì đã xảy ra với chủ nhân của mình, Hachi vẫn đứng đó, đợi chờ người chủ không bao giờ quay trở về nữa.
Trong 2 năm sau đó, Hachi liên tục được nhiều người nhận nuôi. Tuy nhiên, chú khôn nguôi nhớ về hình ảnh người chủ cũ của mình. Hachi liên tục bị đổi chủ, nhưng ngày ngày, chú vẫn ra nhà ga Shibuya ngóng đợi giáo sư Ueno. Mãi đến năm 1927, Kobayashi, môt người làm vườn cũ của giáo sư mới đem Hachi về chăm sóc hàng ngày. Và Hachi cũng có một chốn nương thân ổn định hơn…
Có những lần, Hachi quay trở lại căn nhà cũ của giáo sư Ueno. Nhưng vẫn không thấy ông đâu. Hachi lại chạy đến sân ga Shibuya, nơi chú gặp chủ nhân lần cuối. Từ đó, suốt 9 năm, 9 tháng, 15 ngày, nơi nhà ga Shibuya, Hachi vẫn ngóng chờ hình bóng thân quen của giáo sư trở về trong vô vọng.
Sự nổi tiếng của chú chó Hachiko
Hirokichi Saito, một người học trò cũ của ông Ueno đã vô tình bắt gặp Hachi đợi chủ nhân ở nhà ga Shibuya. Ông đã tìm hiểu và ghi lại câu chuyện cảm động này. Saito đã viết một bài báo đăng trên tờ Asahi Shimbun. Một trong những tờ nhật báo hàng đầu tại Nhật Bản thời bấy giờ. Câu chuyện về Hachi nhanh chóng được lan truyền. Chú trở thành mối quan tâm đặc biệt của người dân Nhật Bản. Nhiều người từ mọi miền của đất nước Nhật Bản không quản ngại đường xa để đến thăm Hachi tại nhà ga Shibuya.
Họ gửi đến chú những cái ôm hôn, chăm sóc cho Hachi. Người dân xung quanh nhà ga còn mang thực phẩm, đệm lót để chú có thể ngủ lại khi đã quá mệt vì chờ đợi. Từ đây, Hachi được gọi là Hachiko. Thành tố “ko” được thêm vào với ý nghĩa biểu hiện sự kính trọng trong tiếng Nhật.
“Bạn không nên quên đi bất kỳ ai mà bạn yêu” một câu thoại trong bản phim “Hachi: a dog’s tale” năm 2009, có lẽ là câu trả lời trọn vẹn nhất cho câu hỏi. “tại sao cứ đợi chờ một người không về chứ ?” của phim Hachiko Monogatary năm 1987,
Đến ngày 8/3/1935, chú chó Hachiko qua đời.
Cuộc đoàn tụ sau gần 1 thế kỷ của chú chó Hachiko
Tháng 4/1934, nhà điêu khắc lừng danh Ando Teru làm một pho tượng chú chó Hachiko bằng đồng. Pho tượng này được đặt trước sảnh của nhà ga Shibuya. Và chính chú chó Hachiko cũng có mặt trong buổi lễ khánh thành pho tượng của mình.
Sau đó, nước Nhật tham gia chiến tranh thế giới thứ 2. Trong điều kiện thiếu thốn thời chiến. Người ta đã nung chảy pho tượng để làm vũ khí. Mười bốn năm sau, năm 1948, người Nhật đã quyết định phục dựng nguyên mẫu pho tượng. Con trai của nhà điêu khắc Ando Teru đã thay cha mình đảm nhận nhiệm vụ này. Đó chính là bức tượng đồng của chú chó Hachiko đặt tại nhà ga Shibuya ngày nay.
Gần đây, vào ngày 8/3/2015 năm 2015. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày mất của giáo sư Ueno. Một bức tượng đồng với hình ảnh chú chó Hachiko vui mừng gặp lại chủ nhân của mình tại khuôn viên khoa Nông Nghiệp, trường đại học Tokyo. Cuối cùng, họ cũng đã được đoàn tụ tại nơi mà giáo sư Ueno từng làm việc và ra đi mãi mãi.
Chú chó Hachiko, biểu tượng vĩnh cửu về lòng trung thành của một chú chó.
Ngày nay, sau 83 năm kể từ ngày chú chó Hachiko ra đi. Nhưng câu chuyện đầy tính nhân văn và xúc động của Hachiko đẫ trở thành một biểu tượng về văn hóa và du lịch của Nhật Bản.
Tại quê hương của Hachi. Thành phố Odeta, tỉnh Akita. Câu chuyện cảm động về Hachi đã thức tỉnh mọi người bảo vệ loài chó Akita Inu quý hiếm. Năm 1931, giống chó Akita Inu được công bố là di sản tự nhiên của Nhật Bản. Cùng với đó là Hiệp hội bảo tồn giống chó Akita ra đời (AKIHO). Từ chỗ chỉ còn khoảng hơn 30 chú chó Akita Inu thuần chủng (kể cả Hachi) từ những thập niên 30 của thế kỷ trước. Ngày nay, giống chó Akita Inu đã phát triển ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam và được cộng đồng yêu thú cưng rất ưa chuộng và mong muốn được sở hữu.
Bảo tàng Akita-inu đã được xây dựng ở đây nhằm nâng cao ý thức bảo tồn giống chó cảnh này, phía trước bảo tàng là một bức tượng nữa của Hachiko.
Hình ảnh của Hachi xuất hiện ở hầu hết mọi nơi ở thành phố Odeta như các bức điêu khắc, tem thư, búp bê, nắp cống…
Chú chó Hachiko, một hình tượng đẹp trong văn hóa nghệ thuật.
Vào năm 1987, Nhật Bản đã làm bộ phim đầu tiên về cuộc đời của chú chó Hachiko. Bộ phim với tên gọi Hachiko Monogatari. Đến năm 2009, bộ phim của Holliwood (Mỹ) do nam tài tử Richard Gere thủ vai chính tiếp tục làm rơi lệ của hàng triệu trái tim yêu thương trên toàn thế giới.
Sekita, một chứng nhân từng ở Shibuya thời điểm năm 1948, đã xúc động nói: “ từ ngày còn là học sinh tiểu học. Người thầy của tôi thường kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về chú chó Hachiko. Mặc dù rất xúc động, nhưng tôi đã cố gắng kìm nén cảm xúc của mình để không được khóc. Chính vào thời khắc đó. Tôi quyết định phải đến nhà ga Shibuya để được nhìn thấy bức tượng của Hachiko huyền thoại. Đó là chuyến đi xa đầu tiên của tôi khỏi quê nhà mà chỉ có một mình. Đến bây giờ, khi đã về già. Tôi vẫn nghĩ đó là chuyến đi đặc biệt nhất, tới một địa điểm ý nghĩa nhất”