Thời sự 24 giờ: Cộng điểm cho con của người tham gia cách mạng trước 1945 là lỗi thời

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 27/05/2023

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng quy định cộng điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước 1945, theo Thông tư 11 năm 2014 của Bộ GD-ĐT, là đã lỗi thời và không còn phù hợp.

Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ phát hiện tay chân bị đốt cháy trong túi xách ở Bình Dương

Công an tỉnh Bình Dương xác nhận, Phòng Trọng án thuộc Cục CSHS Bộ Công an đã huy động lực lượng tiếp cận hiện trường, phối hợp với Công an TP Tân Uyên khẩn trương điều tra vụ phát hiện chiếc túi xách bị cháy xém, bên trong chứa 2 đoạn tay và 2 đoạn chân người, tại bãi đất trống ở phường Tân Phước Khánh, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Xem thêm: Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ tay chân bị đốt cháy trong túi xách ở Bình Dương

an-mang-o-binh-duong-14523224.jpg
Khu vực phát hiện túi xách bị cháy.

Xem thêm: Phát hiện thêm 2 bàn tay trong vali chứa bàn chân người bị đốt cháy

Qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan công an cũng xác định hình dạng chiếc túi xách chứa các phần thi thể, thông báo rộng rãi để người dân tố giác nếu phát hiện trường hợp nghi vấn. Tử thi có đặc điểm là nữ giới, chiều cao từ 1,55 - 1,59m, khoảng 30 – 35 tuổi, thời gian tử vong khoảng từ ngày 14/5. Trên bàn tay của thi thể có gắn 2 móng tay giả và thu giữ túi xách du lịch màu đỏ đã bị cháy.

Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa xác định được danh tính nạn nhân. Cơ quan công an cũng đã phát đi thông báo về các đặc điểm nhận dạng.

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-5-26-_mong-tay-2-1250(1).jpg
Móng tay giả trên bàn tay được thu giữ.

Các trường hợp mất tích, đột ngột nghỉ việc… được công an phát thông báo tìm kiếm tới các doanh nghiệp, địa phương để làm rõ vụ người phụ nữ bị phân xác.

Lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cũng cho hay, nếu người dân cung cấp thông tin có giá trị cho cơ quan điều tra liên quan đến vụ án này sẽ được các cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Đề nghị dỡ phong tỏa tài sản của cựu lãnh đạo TPHCM liên quan các vụ án

Bộ Công an có công văn gửi Chủ tịch UBND TPHCM về việc đề nghị dỡ phong tỏa đối với khu đất vàng thuộc sở hữu, đứng tên 7 cựu cán bộ, lãnh đạo thành phố liên quan vụ án đã xét xử.

Xem thêm: Hủy lệnh tạm dừng giao dịch tài sản của 4 công ty liên quan Vũ 'nhôm'

Những bị can này gồm: Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM; Đào Anh Kiệt, cựu Giám đốc Sở TN&MT TPHCM; Nguyễn Hoài Nam, cựu Bí thư quận ủy quận 2; Trương Văn Út, cựu Phó Trưởng phòng Quản lý đất TPHCM; Lê Văn Thanh, cựu Phó Chánh văn phòng UBND TPHCM; Nguyễn Thanh Chương, cựu Trưởng phòng Đô thị Văn phòng UBND TPHCM.

Xem thêm: Các lô đất vàng 4 mặt tiền ở TPHCM có thể làm nhà vệ sinh công cộng

2-4-6-hbt_11zon.jpg
Khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1.

Xem thêm: Vụ "đất vàng" Lê Duẩn: Nữ đại gia phủ nhận có tư tình với ông Nguyễn Thành Tài

Theo đó, trong quá trình điều tra, để đảm bảo thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát và việc thi hành án trong các vụ án liên quan đến các ‘khu đất vàng’ cùng ở Phưởng Bến Nghé (Quận 1): 15 Thi Sách, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, khu đất 8-12 Lê Duẩn. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có công văn đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo các đơn vị chức năng tạm dừng giao dịch chuyển nhượng toàn bộ tài sản do 7 bị can sở hữu, đứng tên.

Xem thêm: Ăn năn, đau xót muộn màng của cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài

Các vụ án trên đã được xét xử, bản án đã có hiệu lực. Do đó, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của 7 người này, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo các đơn vị chức năng không tiếp tục thực hiện việc tạm dừng giao dịch chuyển nhượng đối với toàn bộ tài sản thuộc sở hữu, đứng tên của họ.

Cộng điểm cho con của người tham gia cách mạng trước 1945 là lỗi thời

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng quy định cộng điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước 1945, theo Thông tư 11 năm 2014 của Bộ GD-ĐT, là đã lỗi thời và không còn phù hợp.

Xem thêm: Cộng điểm cho con của người tham gia cách mạng trước 1945 đã lỗi thời

anh-minh-hoa-229-18562155.jpeg

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho biết, không chỉ Nam Định, nhiều địa phương khác cũng quy định ưu tiên cộng 1 - 2 điểm cho học sinh thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023 - 2024 là con của người hoạt động cách mạng trước năm 1945, trong đó có Hà Nội. “Quy định không sai nhưng thừa, không còn phù hợp và các địa phương đang áp dụng máy móc”, bà nói.

Xem thêm: Bỏ cộng điểm ưu tiên: Thí sinh tự do hụt hẫng, chuyên gia phản đối

Bà Nga cũng cho rằng đây là ‘sự cẩu thả hết mức của địa phương, chỉ biết bê nguyên thông tư của Bộ GD-ĐT mà không có sự tính toán, chọn lọc phù hợp với địa phương”, nữ đại biểu tỉnh Hải Dương nói.

Xem thêm: Có nên cộng điểm ưu tiên cho học sinh giỏi cấp tỉnh khi thi vào lớp 10?

Độ tuổi học sinh thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023 - 2024 khoảng 14 - 15 tuổi, trong khi đó các Sở GD-ĐT lại tính đến cả đối tượng con thương binh, người hoạt động cách mạng trước năm 1945. Với những người hoạt động cách mạng trước năm 1945. Nếu họ còn sống đến nay cũng trên dưới 100 tuổi và con của họ ít nhất cũng trên 80 tuổi.

Xem thêm: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Việc cộng điểm ưu tiên tạo ra bất cập điểm chuẩn xấp xỉ 30

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Bộ GD-ĐT nên rà soát lại quy định này để điều chỉnh thông tư cho hợp lý với thời cuộc. Các tỉnh cần rút kinh nghiệm khi xác định đối tượng ưu tiên cho hợp lý. Đơn cử như Hà Nội, Hà Giang, TP.HCM không có học sinh sinh sống ở hải đảo nhưng vẫn đưa quy định cộng điểm cho các em khu vực hải đảo - quy định như vậy là thừa thãi, không sát thực tế.

Xử phúc thẩm cô giáo Lê Thị Dung vào ngày 12/6

Chiều 26/5, TAND tỉnh Nghệ An xác nhận phiên tòa phúc thẩm xét xử bà Lê Thị Dung (51 tuổi, nguyên GĐ Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) sẽ được mở vào 8 giờ sáng ngày 12/6/2023.

Xem thêm: Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu báo cáo vụ án bà Lê Thị Dung

co-giao-1-1522-20560903.jpeg
Hình ảnh phiên tòa sơ thẩm xét xử cô giáo Lê Thị Dung.

Bà Dung bị TAND huyện Hưng Nguyên tuyên phạt 5 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", chiếm đoạt số tiền gần 45 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, trong phiên tòa diễn ra từ ngày 17/4 đến 24/4.

Xem thêm: Gia đình mong bà Dung được tại ngoại

Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Dung có đơn kháng cáo. Gia đình xin bảo lãnh bà Lê Thị Dung được tại ngoại.

Bản án này gây tranh cãi trong dư luận. Tỉnh ủy Nghệ An đã yêu cầu báo cáo vụ việc và sau đó ngày 23/5, Viện KSND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm đề nghị TAND Nghệ An xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Tổng hợp