Vì sao bầu trời lúc hoàng hôn thường có màu đỏ?
Khoa học - Ngày đăng : 11:23, 17/05/2023
Bình minh và hoàng hôn là 2 thời điểm Mặt Trời to và đẹp nhất trong ngày, vào thời khắc binh minh Mặt Trời với màu vàng rực rỡ nổi bật trên nền trời màu xanh dịu tạo nên một cảnh tượng tráng lệ thì đến lúc chiều tà, cả Mặt Trời và bầu trời lại chuyển dần sang màu đỏ.
Vậy bạn đã từng thắc mắc tại sao Mặt trời vào lúc hoàng hôn lại có màu đỏ chưa nhỉ? Tại sao nó lại màu đỏ mà không phải màu vàng hay xanh?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến hiện tương này là do hiện tượng tán xạ áng sáng trong khí quyển. Bầu khí quyển của Trái Đất chứa rất nhiều hạt nhỏ như bụi, tro; các chất khí chủ yếu là nitơ (78,1%) và oxy (20,9%) cùng hơi nước; những thành phần này sẽ phản xạ và tán xạ ánh sáng Mặt Trời theo các hướng khác nhau trước khi đến mắt con người.
Ánh sáng Mặt Trời gồm 7 màu sắc khác nhau khi đi qua khí quyển Trái Đất, chúng sẽ va chạm với các phân tử khí oxy và nitơ, màu da trời và tím có bước sóng ngắn thường bị tán xạ nhiều hơn so với màu đỏ hoặc vàng có bước sóng dài hơn.
Vào ban ngày, màu xanh da trời và tím bị tán xạ khắp bầu trời nên chúng ta thường thấy nền trời thường có màu xanh. Nhưng đến lúc hoàng hôn, trong khoảng thời gian mặt trời nằm ở phần thấp trên đường chân trời, quãng đường các tia sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua bầu khí quyển dài hơn 30% so với ban ngày, nghĩa là chúng sẽ tán xạ nhiều lần bởi những phân tử khí hơn.
Lúc này, ánh sáng màu danh da trời và tím bị tán xạ nhiều lần và không thể chiếu tới mắt con người chúng ta, chỉ có ánh sáng màu đỏ và cam ít bị tán xạ như vậy nên truyền đến mắt người (màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất trong quang phổ nhìn thấy được).
Đây là lý do tại sao chúng ta thường thấy bầu trời lúc hoàng hôn thường có màu đỏ như vậy. Hoặc những ngày nhiều mây, ánh sáng bị phản xạ nhiều làn qua các đám mây khiến bầu trời có màu đỏ và ngược lại, vào những ngày ít mây, nền trời thường có màu đỏ pha chút vàng.
Ngoài ra, ánh sáng Mặt Trời là nhân tố đằng sau giúp tạo nên cầu vồng sau những cơn mưa. Cụ thể, hơi nước trong những cơn mưa đóng vai trò như một lăng kính, nó tách ánh sáng Mặt Trời ra thành thành những ánh sáng đơn sắc khác nhau nên cầu vồng xuất hiện trong hay sau những cơn mưa là như vậy.