Cận cảnh lâu đài bị đồn đại có nhiều oan hồn tử tù ở Scotland
Du lịch online - Ngày đăng : 11:52, 14/05/2023
Đường phố ở Edinburgh, Scotland một ngày giữa tháng 5. Đây là quốc gia có chủ quyền thời kỳ Trung cổ ở châu Âu, tồn tại từ năm 843 tới 1707, có đường biên giới với Vương quốc Anh, biển Bắc, Đại Tây Dương và biển Ireland. Ngoài đất liền gần 80.000km2, Scotland còn có 790 hòn đảo.
Sau nhiều cuộc nội chiến liên miên, cuối cùng theo một đạo luật thống nhất năm 1707 giữa Quốc hội Anh và Scotland đã hợp nhất thành một quốc gia thống nhất gọi là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Từ trung tâm thành phố sầm uất Edinburgh, du khách đứng từ trên cao dễ dàng ngắm toàn cảnh một lâu đài cùng tên tọa lạc trên ngọn núi lửa cao và có thể nhìn ra biển Bắc.
Nếu đã có mặt tại đây, du khách không thể không ghé thăm công trình kiến trúc nổi tiếng của cả Scotland và Vương quốc Anh. Hàng ngày lâu đài Edinburgh mở cửa từ 9h đến 17h hoặc 18h tùy mùa đông hoặc hè.
Lâu đài Edinburgh được xây dựng vào thế kỷ thứ XII để làm pháo đài và nơi ở của Hoàng gia Scotland. Sau đó công trình đã phải trải qua khá nhiều thăng trầm để tồn tại được như ngày nay.
Lâu đài tọa lạc trên Castle Rock - một vùng núi lửa cao lớn, hùng vĩ đã dừng hoạt động hơn 2.000 năm. Tầm nhìn từ đây ra thành phố Edinburgh rất rộng lớn và ngút ngàn.
Được xây dựng với mục đích làm pháo đài nên Edinburgh gồm rất nhiều bức tường có lỗ châu mai, tháp canh, hệ thống nhà tù. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, tất cả vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến nay.
Nơi đây có hệ thống tường thành trên cao với các cỗ pháo lớn. Khẩu pháo đáng chú ý nhất có tên One O’Clock Gun khai hỏa vào đúng 1h và luôn chính xác mỗi ngày, trừ chủ nhật.
Do là nơi giam giữ nhiều tù nhân, lâu đài Edinburgh được đồn đại là nơi có nhiều ma quỷ, đặc biệt là những oan hồn vất vưởng, chưa siêu thoát. Lời đồn này đã xuất hiện vài trăm năm nay nhưng vẫn chưa được khoa học xác thực.
Trong lịch sử, lâu đài Edinburgh đã 23 lần đối mặt với các thế lực thù địch. Vì thế nó đã trở thành pháo đài kiên cố nhất ở châu Âu. Các trường hợp đáng chú ý bao gồm Cuộc vây hãm Longshanks năm 1296, khi Edward I cướp lâu đài và vận chuyển tất cả các kho báu của nó đến London.
Một trong những khẩu pháo có từ thời Trung cổ vẫn còn được bảo quản gìn giữ mới tinh và sạch sẽ.
Phía trong là những căn phòng được trang trí tinh xảo, đậm chất Hoàng gia, nổi bật nhất là đại sảnh với phần vòm lớn và nguy nga. Ngoài ra còn có Nhà nguyện Saint Margaret – công trình xây dựng từ thế kỷ 12 nhằm tưởng nhớ hoàng hậu của Malcolm III – Margaret và Bảo tàng chiến tranh quốc gia Scotland.
Hình tượng Nữ hoàng Scotland Mary Stuart, người Công giáo đầu tiên thừa kế ngai vàng nước Anh sau Nữ hoàng Elizabeth I.
Lâu đài Edinburgh cũng đã giam giữ rất nhiều người Mỹ trong chiến tranh giành độc lập. Thời đó, một tù nhân đã khắc lá cờ Hoa Kỳ vào các bức tường của hầm lâu đài trong thời gian bị tù đày.
Người ta đồn rằng một tù nhân tuyệt vọng đã trốn vào thùng chứa phân với hy vọng sẽ được đưa ra ngoài và tìm thấy tự do. Đáng tiếc chiếc xe chở thùng đã rơi xuống vách đá khiến ông bị chết ngay lúc đó. Một số du khách kể lại rằng bóng ma của tù nhân này thường có mùi rất kinh khủng và luôn cố gắng xô họ xuống khỏi tường thành. Lời đồn này đã xuất hiện vài trăm năm nay và vẫn chưa được xác thực bằng khoa học. Lời đồn về các bóng ma trong lâu đài Edinburg nhiều đến mức tiến sĩ Richard Wiseman ở Đại học Hertfordshire (Anh) đã thực hiện một cuộc khảo sát vào năm 2001. Ông đưa 240 người tình nguyện - những người không biết về chuyện lâu đài này bị ma ám đến đây trong 10 ngày. |