Thời sự 24 giờ: Kiểm tra toàn diện TikTok, xử lý nghệ sĩ và KOLs vi phạm trên mạng
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 14/05/2023
Kiểm tra toàn diện TikTok, xử lý nghệ sĩ và KOLs vi phạm trên mạng
Nội dung này được đề cập trong báo cáo của Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng gửi Quốc hội, các đại biểu Quốc hội về kết quả thực hiện nghị quyết chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Xem thêm: Trẻ em cả ngày dán mắt vào điện thoại, mơ làm Tiktoker, chuyên gia nói gì?
Theo báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tới đây, Bộ sẽ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giải pháp quản lý thuật toán của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, đặc biệt là TikTok, yêu cầu cung cấp các thuật toán gợi ý nội dung để giám sát việc thu thập dữ liệu, điều hướng thông tin đến người dùng…
Xem thêm:Vì sao những TikToker như Nờ Ô Nô vẫn "sống tốt" trên mạng xã hội?
Bộ TTTT cũng xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện hoạt động của Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam (MXH TikTok), dự kiến tổ chức vào tháng 5.
Cùng với kế hoạch kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ rà quét, xử lý các nghệ sĩ, KOLs vi phạm pháp luật trên mạng xã hội.
Xem thêm: Nhạc chế phản cảm trên TikTok: Đến lúc cần quét rác
Bên cạnh việc quản lý thông tin trên môi trường mạng, nhất là trên các nền tảng xuyên biên giới, cơ quan quản lý cũng duy trì tỷ lệ ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung xấu độc ở mức cao (93%); tăng cường đấu tranh để khóa hoạt động các tài khoản, hội nhóm, trang, kênh nội dung vi phạm trên các nền tảng xuyên biên giới…
Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ cháy khiến 3 người tử vong ở Hải Phòng
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành công điện về khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 3 người tử vong ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Xem thêm: Ba người tử vong tại phòng trà ở Hải Phòng đều là nữ
Công điện nêu rõ, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có).
Phó Thủ tướng chia buồn sâu sắc với gia đình người bị nạn trong vụ cháy.
Xem thêm: Vụ cháy 4 bà cháu tử vong: Cuộc gọi cuối cùng mẹ gọi con trai
Khoảng 14 giờ ngày 12/5, tại phòng trà cao 4 tầng ở phố Văn Cao, phường Đằng Giang (quận Ngô Quyền) xảy ra hỏa hoạn. Ngọn lửa bùng phát tại khu vực tầng 1 của tòa nhà, sau đó lan nhanh lên các tầng trên.
Đến khoảng 16 giờ 30 cùng ngày, ngọn lửa cơ bản được khống chế, không để cháy lan sang nhà bên cạnh. Hậu quả vụ cháy khiến 3 người tử vong đều là nữ, 18-21 tuổi.
Phố Văn Cao (quận Ngô Quyền), nằm ở trung tâm TP Hải Phòng. Khu phố này nổi tiếng với nhiều nhà hàng, quán ăn, quán bar - pub phục vụ khách là người nước ngoài.
Bộ GD - ĐT: Không yêu cầu nộp sổ hộ khẩu giấy ở các cơ sở giáo dục
Bộ GD - ĐT vừa ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh thực hiện quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục.
trên thực tế vẫn còn tình trạng nhiều địa phương, cơ sở giáo dục yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp hoặc xuất trình SHK, STT giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức.
Xem thêm: Trần ai với thủ tục hành chính sau khi bỏ sổ hộ khẩu
Bộ GD - ĐT yêu cầu tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc việc không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục.
Xem thêm: Yêu cầu giấy xác nhận cư trú: Đẩy cái khó cho dân
Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD - ĐT chủ trì thực hiện việc rà soát, nâng cấp các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ bảo đảm hoàn thành kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Xem thêm: Biết sổ hộ khẩu đã bị "khai tử" nhưng vẫn mang theo... đề phòng bất trắc
Văn phòng và các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin thực hiện tái cấu trúc quy trình, hoàn thiện quy trình nội bộ để tổ chức khai thác, sử dụng thông tin về cư trú, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, không yêu cầu cá nhân, tổ chức xuất trình hoặc nộp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy và các giấy tờ chứng minh về cư trú.
Vì sao 12.920 học sinh TP.HCM không thi vào lớp 10?
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, toàn thành phố có 96.080 học sinh lớp 9 đăng ký thi vào lớp 10 công lập năm học 2023-2024.
Trong đó có 6.701 học sinh đăng ký thi vào lớp 10 chuyên, 1.146 em đăng ký thi vào lớp 10 tích hợp.
Xem thêm: Phụ huynh ao ước, học sinh kiệt sức vì suất vào lớp 10 trường công
Năm nay TP.HCM có 109.000 học sinh lớp 9 dự kiến sẽ tốt nghiệp THCS. Như vậy, có 12.920 học sinh không đăng ký thi vào lớp 10.
Ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - cho biết: "Đây là chuyện bình thường vì những năm gần đây, không có năm nào 100% học sinh tốt nghiệp THCS đều thi vào lớp 10 công lập. 12.920 học sinh không đăng ký thi vào lớp 10 năm nay là vì các em đã không chọn con đường học THPT ở trường công lập. Thay vào đó, các em chọn học nghề, học THPT ở các trường tư thục, trường quốc tế, học ở trung tâm giáo dục thường xuyên…".
Xem thêm: Bỏ cả kỳ nghỉ lễ, học sinh không chọn nổi nguyện vọng vào lớp 10
Con số 12.920 học sinh không đăng ký dự thi sẽ giảm bớt áp lực cho các thí sinh trong mùa thi năm nay. Thay vì sẽ có hơn 30.000 học sinh rớt lớp 10 công lập thì chỉ có gần 20.000 học sinh rớt lớp 10 công lập.
Xem thêm: Học sinh luyện thi từ vài năm trước, học ngày cày đêm để vào lớp 10 công lập
Ông Lê Hoài Nam cho biết: "Hiện nay sở đã công bố bảng hệ thống trường lớp tuyển sinh trung học và số liệu thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 năm học 2023-2024. Qua đó, phụ huynh, học sinh lớp 9 có thể chọn lựa một con đường học tập, một ngôi trường… phù hợp nhất với hoàn cảnh gia đình và năng lực của bản thân.
Quốc hội bàn công tác nhân sự ngay ngày đầu tiên kỳ họp thứ 5
Sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
Báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết kỳ họp dự kiến khai mạc ngày 22/5 với tổng thời gian làm việc cả kỳ là 22 ngày. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ ngày 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Theo chương trình nghị sự dự kiến, ngay trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ họp riêng để quyết định công tác nhân sự.
Tổng Thư ký Quốc hội đã bố trí vào dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp một số nội dung.
Đó là: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM; việc tiếp tục phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; về giảm thuế giá trị gia tăng; việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam.
Với 3 dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023