Nhà thơ Xuân Quỳnh đẹp dịu dàng qua kỹ thuật công nghệ AI

Nhịp sống - Ngày đăng : 15:01, 21/04/2023

Loạt ảnh phục hồi chân dung các nhà thơ bằng kỹ thuật công nghệ AI của Phạm Sơn đang khiến cộng đồng mạng tán thưởng, đặc biệt nét đẹp dịu dàng của tác giả Sóng - Xuân Quỳnh

Mới đây, Phạm Sơn hướng dẫn mọi người sử dụng AI để khôi phục và tạo những hình chân dung đẹp. Anh đã khôi phục hình ảnh chân dung của các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam thế kỷ XX như: Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Chế Lan Viên…

Những bức ảnh này sau khi đăng tải trên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng thích thú bởi hình ảnh sắc nét, thần thái và có hồn.

Kỹ sư không ngờ khi đăng tải những bức ảnh trên một nhóm nhỏ về công nghệ AI hôm 18/4, các bức ảnh lại gây chú ý, được mọi người chia sẻ trên mạng xã hội.

cong-nghe-ai10.jpeg
Tác giả bài thơ tình Sóng - nhà thơ Xuân Quỳnh đẹp dịu dàng qua công nghệ phục chế ảnh AI

"Rất nhiều người đã nhắn tin hỏi tôi về kỹ thuật và làm theo. Việc này không quá khó đối với những ai yêu công nghệ và có kiến thức cơ bản về IT", Phạm Sơn nói.

Trước đó, Phạm Sơn còn hỗ trợ miễn phí phục hồi ảnh cho liệt sĩ. Nhờ AI, anh khôi phục nhanh chóng những bức chân dung bị mờ trở nên đẹp hơn.

Anh mong việc làm này sẽ góp phần hỗ trợ các gia đình liệt sĩ có những bức ảnh chân dung đẹp, để tưởng nhớ.

Cụ thể, anh Sơn đã hỗ trợ cơ quan chỉ huy quân sự một địa phương ở tỉnh Bắc Ninh phục chế 40 bức ảnh nhà truyền thống.

Ngoài ra, anh còn phục chế hình ảnh 10 nữ thanh niên xung phong hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc, các chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa hy sinh…

Một số bức ảnh do Phạm Sơn phục chế bằng AI:

cong-nghe-ai1.jpeg

Phạm Sơn cho biết anh công tác chủ yếu tại Hà Nội, đồng thời đi công tác tại TP.HCM và một số địa phương theo các dự án.

cong-nghe-ai2.jpeg

Dù bận rộn với công việc nhưng anh Sơn vẫn dành nhiều thời gian rảnh để chia sẻ các ứng dụng công nghệ và phục hồi ảnh cũ miễn phí cho mọi người.

cong-nghe-ai3.jpeg

Theo anh, có 3 bước cơ bản để phục chế ảnh bằng công nghệ AI. Nam kỹ sư nhấn mạnh, AI chỉ hỗ trợ trong việc phục hồi, con người vẫn là yếu tố quyết định đưa ra các tiêu chí để AI hoàn thiện tác phẩm.

cong-nghe-ai5.jpeg

Phạm Sơn sử dụng AI để xử lý, tăng chất lượng ảnh gốc, sau đó lên màu, cuối cùng vẽ ảnh nhằm tăng độ sắc thái. "Bước vẽ được thực hiện vài lần để đáp ứng yêu cầu của người ra lệnh, cần các thông tin đầu vào nhằm tăng độ chính xác như: trang phục, bối cảnh, biểu cảm gương mặt, độ tuổi, giới tính,…", anh cho hay.

cong-nghe-ai6.jpeg

Để hoàn thiện chân dung 10 nhà thơ nổi tiếng, anh Phạm Sơn mất 6 - 8 giờ chọn ảnh ưng ý được tạo ra từ AI, sau đó chỉnh sửa những chi tiết chưa phù hợp bằng phương pháp thủ công.

cong-nghe-ai7.jpeg

Tùy theo chất lượng ảnh đầu vào, thời gian phục chế sẽ nhanh hay lâu.

cong-nghe-ai8.jpeg

Do AI chưa hoàn thiện về trang phục truyền thống Việt Nam, anh Sơn tốn nhiều thời gian ở công đoạn này, đồng thời phải thực hiện nhiều lần để có kết quả như mong muốn.

cong-nghe-ai9.jpeg

"Tôi bất ngờ khi bộ ảnh được cộng đồng quan tâm và đón nhận. Có lẽ do các nhà thơ gắn liền với những tác phẩm văn học thân thuộc nên hình ảnh của họ trở nên chân thật và gần gũi với mọi người", anh Phạm Sơn nói.

cong-nghe-ai11.jpeg

Là kỹ sư công nghệ truyền hình, anh Phạm Sơn nhận thấy AI mang đến nhiều giải pháp lưu trữ, chuyển đổi số tư liệu, nhận dạng tư liệu, đánh dấu tư liệu metadata. Tuy nhiên, công nghệ này còn khá mới mẻ tại Việt Nam, phụ thuộc nhiều yếu tố nên chưa được ứng dụng phổ biến.

MINH AN (t/h)