Ai cũng nói tôi ngu ngốc khi nhận nuôi con riêng của chồng
Gia đình - Ngày đăng : 14:00, 21/04/2023
Ngày trước tôi và chồng là bạn bè ở quê rồi cùng lên thành phố học đại học. Tôi rất thích anh, cố gắng ở bên cạnh dù biết anh đã có bạn gái. Mỗi lần về quê, tôi đều qua nhà anh làm thân, gần gũi để lấy lòng gia đình anh. Anh biết chuyện nhưng đều làm lơ tình cảm của tôi. Rồi tôi thấy tình cảm hai ngừoi họ rất khăng khít nên cũng quyết định từ bỏ tình cảm của mình.
Tôi 27 tuổi, mẹ tôi đã sốt ruột lo chuyện mai mối nhưng tôi tự thấy mình vẫn còn trẻ trung chán. Nghề nghiệp tạm ổn, lương không quá cao, nhưng không hề thấp so với mức sống ở quê. Tôi luôn tự tin vào những gì mình có, và từng nghĩ mình có thể lấy được một tấm chồng tử tế.
Rồi khi bước sang tuổi 28 tôi phát hiện, vì những hiểu lầm và lục đục với bạn gái, người con trai xưa kia tôi thương chia tay cô ấy sau khi anh bị tai nạn, và giờ anh quyết định về quê xin việc.
Thế là tôi chủ động theo đuổi, bày tỏ tình cảm của mình với anh. Cuối cùng, được gia đình anh ủng hộ nên đám cưới thuận lợi diễn ra trong niềm hạnh phúc của tôi.
Gia đình tôi cũng khá giả nên cưới xong chúng tôi ra ở riêng luôn trong căn nhà bố mẹ tôi cho. Mọi việc tốt đẹp không được bao lâu thì người yêu cũ của chồng tìm đến và đưa trả anh đứa bé mới 8 tháng tuổi.
Sau đó chồng mới nói thì ra thời điểm hai người chia tay là lúc cô ấy đã mang thai mà không biết. Sau đó cô ấy quyết định giấu luôn chuyện đứa bé với chồng tôi. Vậy mà khi con 8 tháng tuổi, cô ấy lại ôm con tìm về, muốn chồng tôi có trách nhiệm nuôi đứa bé để bản thân có cơ hội bắt đầu cuộc sống mới.
Xem thêm: Mỗi lần con riêng của chồng đau ốm, anh ấy luôn đổ lỗi cho tôi
Mẹ chồng tôi nhìn đứa bé giống con trai bà như đúc thì giận con, thương cháu. Bà trách móc chồng tôi, mong muốn vợ chồng tôi nhận nuôi con. Chồng tôi ngạc nhiên rồi hoang mang, còn bố mẹ tôi thì tức giận vô cùng, lo đứa bé sẽ phá tan hạnh phúc gia đình tôi.
Phải nói lúc đầu tôi cũng hoang mang, không biết phải làm gì nhưng rồi trấn tĩnh lại tôi đủ hiểu rằng, yêu đã mệt, cưới về lại càng mệt hơn.
Đứa trẻ, suy cho cùng nó cũng rất đáng thương. Và tôi nói với chồng chúng tôi sẽ cũng nhau hết lòng chăm sóc đứa trẻ khiến anh xúc động và cảm ơn tôi không ngớt.
Từ sau khi bị tai nạn, chồng tôi sức khỏe yếu nên công việc tạm thời, thu nhập không cao, hầu như chi phí sinh hoạt đều do tôi xoay xở gánh vác. Chuyện chăm lo con riêng của chồng, tất nhiên tôi cũng lo phần nhiều.
Xem thêm: 'Bó tay' với con riêng của chồng
Thế nhưng khi biết chuyện tôi nhận nuôi con riêng của chồng bố mẹ tôi nổi cơn lôi đình đòi lại căn nhà ông bà đã cho chúng tôi. Tôi biết bố mẹ làm thế là vì thương tôi vất vả.
Nhưng còn 2 bà chị chồng cứ trố mắt ra nhìn cảnh tôi nắm tay con riêng của chồng rồi xua tay liên tục bắt tôi trả đứa bé về chỗ mẹ nó, kêu mình tôi xoay làm sao có tiền nuôi.
Thực ra tôi biết chị chồng nói thế là vì lâu nay chồng tôi thương hai chị sống ở quê vất vả nên hàng tháng vẫn bù phụ cho khoản nọ, khoản kia. Từ ngày anh tai nạn thì các khoản cũng ít hẳn và nếu nuôi thêm đứa nhỏ thì các chị sẽ không còn phần.
Can ngăn tôi không được thì chị chồng bực bội mắng tôi là loại mẹ kế “giả tạo”, ra cái vẻ tội nghiệp con chồng rồi vác của nợ về báo hại em trai họ.
Tôi không hiểu sao máu mủ ruột thịt mà họ lại có thể làm thế, đã thế tôi lại càng phải bảo vệ con bé hơn. Mẹ kế thì đã sao, con riêng của chồng thì làm sao? Bị chửi là giả tạo cũng được, miền vợ chồng tôi sống vui vẻ hạnh phúc với nhau là được.
Để được nhận con nuôi là con riêng của chồng thì mẹ kế cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Đối chiếu quy định trên, mẹ kế nhận nuôi con phải đáp ứng 02 điều kiện:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.