Gia đình nêu lý do để nghệ sĩ Mạc Can vào Viện dưỡng lão ở tuổi 77
Showbiz - Ngày đăng : 14:15, 18/04/2023
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, bà Lê Ngọc Yến - em gái của nghệ sĩ Mạc Can - xác nhận gia đình đã làm xong thủ tục giấy tờ để đưa ông vào Viện dưỡng lão Nghệ sĩ (TPHCM). Bà Ngọc Yến cho biết nam nghệ sĩ có nguyện vọng được vào Viện dưỡng lão để dưỡng già.
"Gia đình muốn ông có thể ở nhà để tiện chăm sóc và gần bên con cháu. Tuy nhiên, ông lại muốn được vào Viện dưỡng lão để có nhiều đồng nghiệp bầu bạn tuổi già. Mặc dù gia đình đủ điều kiện chăm sóc nhưng ông vẫn cương quyết muốn làm theo ý mình, nên chúng tôi buộc phải chiều lòng ông", em gái nghệ sĩ chia sẻ.
Về tình hình sức khỏe của , bà Ngọc Yến cho biết chân ông bị teo cơ nên gặp khó khăn trong việc đi lại, chỉ ngồi yên một chỗ. Ngoài ra, nam nghệ sĩ còn mang trong người căn bệnh về tim mạch và huyết áp nhưng không đáng lo ngại. Ông cũng từng mắc bệnh gút và đã được điều trị cách đây 2 năm.
Hiện tại, nghệ sĩ Mạc Can sống trong căn nhà thuê ở quận Bình Tân (TPHCM), có con gái chăm sóc chu đáo. "Hằng ngày, trước giờ đi làm, con gái lo đầy đủ cơm nước cho ông. Cạnh giường ông có lắp sẵn một chiếc chuông, khi gặp khó khăn ông nhấn chuông nhờ hàng xóm hỗ trợ. Gia đình nhiều lần ngỏ ý đưa ông về tĩnh dưỡng ở nhà tôi tại Hóc Môn nhưng ông từ chối vì không muốn làm phiền người nhà", em gái nghệ sĩ nói thêm.
Ở tuổi 77, vẫn cần mẫn viết sách mỗi ngày trong căn nhà thuê. Em gái nam nghệ sĩ cho biết, tập truyện ngắn có tựa đề Ma bệnh viện, Ma gánh hát của ông viết cùng nhà văn Nguyễn Đông Thức sẽ được ra mắt vào ngày 19/4 sắp tới. Đây được xem là niềm vui ở tuổi xế chiều của ông khi "đứa con tinh thần" được ra mắt độc giả.
Mạc Can, tên thật Lê Trung Can, sinh năm 1945 ở Tiền Giang. Ông được biết đến với nhiều vai trò như nghệ sĩ, nhà văn, nhà ảo thuật đa tài. Xuyên suốt sự nghiệp, nam nghệ sĩ từng ghi dấu ấn qua nhiều vai diễn ấn tượng trong các phimĐất phương Nam, Vó ngựa trời Nam, Người đẹp Tây Đô, loạt phim Cổ tích Việt Nam... Ngoài ra, ông cũng viết nhiều sách như Ba... ngàn lẻ một đêm, Quỷ với bụt và thần chết, Tấm ván phóng dao...