4 "loại nước" cây cảnh sợ nhất nhưng nhiều người lại thích dùng, bảo sao cây vàng lá, thối rễ
Gia đình - Ngày đăng : 19:00, 17/04/2023
Mọi người đều biết rằng cây cảnh cần tưới nước, nhưng tưới thế nào, tưới nước gì lại không thể tùy tiện.
Đặc biệt nhiều người mới tập trồng cây cảnh nghĩ rằng, chỉ cần tưới ướt đất là đủ nhưng điều này vô tình làm hại cây cảnh rất nhiều.
Nếu bạn trồng cây cảnh bị vàng lá, rụng lá, thối rễ, không nở hoa... và chết phần lớn do lỗi tưới nước. Dưới đây là 5 loại nước "kịch độc", không thích hợp để tưới cây cảnh, bạn đừng tùy tiện dùng nhé!
Nếu bạn trồng cây cảnh bị vàng lá, rụng lá, thối rễ, không nở hoa... và chết phần lớn do lỗi tưới nước.
1. "Loại nước" tưới cho cây cảnh vào những ngày nhiều mây
Khi chúng ta tưới hoa và cây cảnh, điều kiện thời tiết cũng rất quan trọng. Cố gắng chọn tưới nước khi trời nắng, không tưới khi trời mưa.
Trước hết, bản thân thời tiết mưa sẽ có lượng mưa, hơi ẩm trong không khí cũng nhiều. Sau khi tưới nước vào những ngày nhiều mây,cây cảnh vẫn sũng trong nước.
Điều này khiến cho chậu cây cảnh bị ứ nước, đất quá ẩm ướt gây thối rễ. Khi trời mưa, không khí ẩm ướt, nhiệt độ thấp làm quá trình bốc hơi nước chậm lại.
"Loại nước" tưới cho cây cảnh vào những ngày nhiều mây khiến cây cảnh rất sợ
Như vậy, đất kém thoát nước, nếu bạn tưới cây, nước sẽ đọng trong chậu lâu ngày, khiến rễ cây bị thối, dẫn đến vàng lá.
Nếu cây cảnh của bạn bị thiếu nước trầm trọng thì cũng có thể tưới vào những ngày mưa. Tuy nhiên, sau khi tưới nước phải chú ý đến việc thoát nước cho cây cảnh. Nếu là cây cảnh ngoài trời cần che mưa cho chúng.
Nếu cây cảnh trong nhà cần đặt chậu cây ở vị trí thoáng gió, tránh tích tụ nhiều nước trong chậu cây cảnh.
2. "Loại nước" thô, phân bón đậm đặc gây cháy rễ của cây cảnh
Nhiều người thích tham khảo kinh nghiệm trồng cây cảnh của người khác trên mạng. Nhưng cũng có nhiều tin đồn lan truyền trên Internet không chính xác hoặc các bạn hiểu nửa vời.
Đối với các loại nước ngâm này cần phải ngâm trong thời gian dài cho lên men rồi mới pha loãng mới tưới cho cây cảnh
Nhiều người được dạy dùng nước vo gạo, dầu thải nhà bếp, nước đậu nành và nước vỏ trái cây, sữa hỏng để tưới cây cảnh vì loại nước này có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây cảnh.
Nhưng việc "đổ thẳng" các loại nước này lên cây cảnh sẽ khiến cây chết nhanh hơn cả. Nước "thô" như vậy, khi tưới vào cho cây cảnh sẽ tạo thành quá trình lên men ngay trong chậu cây cảnh, sinh ra nhiệt khiến rễ cây bị "cháy", vàng lá, rụng lá và chết rất nhanh.
Hơn nữa, điều này còn thu hút nhiều ruồi muỗi, côn trùng, sâu bệnh khiến cho cây cảnh càng yếu ớt, chết thảm.
Và khi nước đã lên men, bạn cần pha loãng nhiều lần rồi mới tưới cho cây cảnh.
Nếu bạn muốn tự làm nước dinh dưỡng cho cây cảnh thì cần phải nắm rõ phương pháp. Các loại nước ngâm sữa hỏng, vỏ trái cây... khi muốn tưới cho cây cảnh cần phải ủ trong thời gian dài, để các loại nước này hoàn thành quá trình lên men.
Và khi nước đã lên men, bạn cần pha loãng nhiều lần rồi mới tưới cho cây cảnh. Đừng sử dụng phân bón, nước dinh dưỡng đậm đặc, cây cảnh sẽ "sợ" lắm.
3. "Loại nước" tưới trưa mùa hè, tối mùa đông khiến cây cảnh "chết bỏng" hoặc "lạnh cóng"
Nhiệt độ bốn mùa khác nhau, thời điểm tưới nước cho cây cảnh cũng cần khác nhau. Thời tiết mùa hè nắng nóng, nắng gắt nhất và nhiệt độ cao nhất vào buổi trưa.
"Loại nước" tưới trưa mùa hè, tối mùa đông khiến cây cảnh "chết bỏng" hoặc "lạnh cóng"
Lúc này tưới nước cho cây cảnh, nước lạnh sẽ kích thích rễ cây làm rễ bị tổn thương. Do đó, vào mùa hè, hoa không được tưới vào buổi trưa mà thường tưới vào buổi sáng hoặc buổi tối khi nhiệt độ ôn hòa hơn.
Còn vào mùa đông, tình hình hoàn toàn ngược lại. Buổi sáng và buổi tối trong mùa đông là lạnh nhất. Khi tưới cây cảnh vào thời điểm này, rễ hấp thụ quá nhiều nước và dễ bị tê cóng.
Vì vậy, vào mùa đông, bạn cần tưới nước cho cây cảnh vào buổi trưa. Buổi trưa là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày. Tưới nước vào thời điểm này có thể giảm thiểu tác hại của nhiệt độ thấp đối với cây cảnh.
4. "Loại nước" nửa đời nửa đoạn khiến cây cảnh không nhận đủ nước
Cái gọi là tưới nước "nửa đời nửa đoạn", có nghĩa là bạn tưới nước rất nhanh hoặc lượng nước quá ít, đất trồng trong chậu không được tưới kỹ.
Khi tưới cho cây cảnh cần tưới chậm và kỹ
Như vậy, đất ở nửa trên của chậu ẩm, nhưng vẫn còn nhiều đất khô ở nửa dưới của chậu. Rễ cây sẽ không hấp thụ được đầy đủ nước. Phương pháp tưới này sẽ gây ra thiệt hại lớn cho hoa và cây trồng.
Trong khi hệ thống rễ của cây cảnh đã được trồng một thời gian hầu như đã lan tỏa hệ thống rễ, lấp đầy toàn bộ không gian của chậu cây cảnh.
Nếu cứ tưới nửa chừng thì rễ ở phía dưới sẽ không hút được nước. Sau một thời gian dài, rễ trong đất khô sẽ chết vì thiếu nước.
Sau khi bộ rễ chết đi, nó không thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng một cách bình thường, điều này cản trở nghiêm trọng sự sinh trưởng và ra hoa của cây cảnh, thậm chí có thể gây chết cả cây.
Vì vậy, hãy tưới nước cho cây cảnh một cách từ từ và tưới đẫm nước. Hãy tưới tưới dọc theo mép chậu hoa theo hình tròn, cho đến khi nước chảy ra từ đáy chậu là đã tưới kỹ.
Theo Dân Việt