Rãnh Izu-Ogasawara: Xác lập kỷ lục loài cá sống ở độ sâu gần chạm đáy đại dương

Khoa học - Ngày đăng : 12:38, 03/04/2023

Ngày 3/4/2023, các nhà nghiên cứu phát hiện loài cá mới ở mực nước biển 8,336 mét – độ sâu kỷ lục trong lịch sử, sau khi được máy ảnh tự động chụp lại tại rãnh Izu-Ogasawara, Thái Bình Dương, theo BBC.
z4233478533845_aff737b93f5d213d8ffaaf73f956b418(1).jpg
Loài cá có hình dáng tương tự giống loài Stephanolepis Cirrhifer, nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác tên của cá thể này.

Trước đó, các nhà khoa học từng ghi nhận loài cá ốc Pseudoliparis lập kỷ lục ở mực độ sâu nhất là 8,178 mét dưới rãnh đại dương Mariana vào năm 2018 và một số loài Pseudoliparis Belyaevi ở độ sâu nông hơn 8,022 mét.

anh-ca-oc-2.jpg

Được biết, rãnh Izu-Ogasawara là một trong những rãnh đại dương sâu nhất trên thế giới với độ sâu 9.810 mét nằm ở Thái Bình Dương.
Lần phát hiện này xô đổ tất cả mọi kỷ lục trước đây, một cá thể nằm ở mực độ gần như tối đa mà bất kỳ loài nào có thể tồn tại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác loài cá này.

“Nếu như kỷ lục này tiếp tục bị phá vỡ, điều đó có thể chỉ chênh lệch vài mét nhỏ so với lần phát hiện mới nhất này, tuy vậy, đây vẫn xem như một bước tiến lớn trong việc khám phá đại dương. Khả năng cao thực sự tồn tại những loài động vật lạ nằm gần tâm trái đất” Giáo sư Alan Jamieson, một nhà khoa học đại dương của Đại học Tây Australia nhấn mạnh.

“Tôi nghĩ rằng, loài cá này có thể sống ở mực độ sâu hơn so với vực Mariana do nhiệt độ ở vực Izu-Ogasawara ấm hơn. Tôi cảm thấy bức xúc khi có người nói rằng chúng ta hoàn toàn không biết gì về đại dương. Không, chúng ta có biết. Mọi thứ đang thay đổi rất nhanh và dần được khai phá nhiều hơn so với trước đây. ”

Ngọc Lý