Việt Nam dẫn đầu trong chiến dịch "Đấu tranh chống nạn buôn người và nô lệ thời hiện đại"

Đối ngoại - Ngày đăng : 15:25, 30/03/2023

Free the Slaves - Tổ chức phi chính phủ quốc tế về đầu tranh chống nạn buôn người và nô lệ hiện đại trên toàn cầu khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam với tư cách là quốc gia tiên phong khu vực Đông Nam Á
z4223150028335_f0d7471c1faa47d32840b07d25908ac0-1-.jpg
Buổi hội thảo với sự góp mặt của Việt Nam, Hội đồng Anh và IOM - Tổ chức Di cư Quốc tế.

Việt Nam được công nhận như một quốc gia thành viên có tầm ảnh hưởng to lớn trong dự án ấu tranh chống nạn buôn người của Liên minh Quốc gia 8.7 (ILO) - một liên minh toàn cầu của các chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và tổ chức quốc tế nhằm chống lại lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

Mục tiêu hàng đầu của các chiến dịch được nêu bật trong suốt quá trình thành lập đó là cam kết tạo ra các biện pháp hiệu quả và nhanh chóng nhằm loại bỏ lao động cưỡng bức, chấm dứt nô lệ hiện đại, nạn buôn người, cũng như triệt tiêu các hình thức lao động trẻ em.

z4223336692766_f267d2a76ab24405192bd98a5d0c220d.jpg
Việt Nam đi đầu trong việc hợp tác với các quốc gia trên Thế giới về nạn buôn bán người

Theo các báo cáo từ Bộ Công an, Việt Nam là điểm nóng của nạn buôn người. Từ năm 2013 đến nay, cả nước xác định có 3.500 nạn nhân, trong đó, phụ nữ và trẻ em là dân tộc thiểu số chiếm 80%. Số còn lại bị buôn ra các khu vực nước ngoài thông qua các đường biên giới như Trung Quốc, Campuchia hoặc các nước Châu Âu.

Nhận thức được tính nghiêm trọng về vấn nạn buôn người nhằm cưỡng bức lao động và lợi dụng lao động trẻ em. Nhà nước Việt Nam mở ra nhiều chiến dịch, hội thảo tuyên truyền phòng chống với quy mô rộng khắp cả nước. Đồng thời, đưa ra các chính sách triệt phá các đường dây mua bán người trái phép.

Trước đó, Việt Nam cùng hợp tác với IOM - Tổ chức Di cư Quốc tế, Hội đồng Anh (BC), và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (WW) thực hiện buổi hội thảo tuyên truyền phòng chống buôn người xuyên suốt tại 5 tỉnh thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ninh và Hà Tĩnh để xác định địa bàn mục tiêu và xây dựng kế hoạch hoạt động cho dự án.

Phía công an Hà Tĩnh cho biết, vấn nạn thường xảy ra thông qua các hình thức tuyển chọn, môi giới, giới thiệu du học, lao động, thương mại,...tại các tổ chức kinh doanh trái pháp luật ở địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển.

Dự án hướng tới 3 kết quả lớn như: Phòng ngừa và bảo vệ người dân khỏi nguy cơ trở thành nạn nhân bị mua bán, tăng cường xử lý tư pháp đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật và hỗ trợ nạn nhân của nạn buôn người phục hồi - tái hòa nhập cộng đồng.

z4223150064345_fa58cd19611b4303a6d9f79e0e554ad7-1-.jpg
Tổ chức FTS và Tổ chức Quốc tế Hagar trong buổi gặp mặt giao lưu

Việt Nam đặt mục tiêu thực hiện nhiều hơn các buổi hội thảo, chiến dịch truyền thông tiếp cận đến môi trường học đường, đặc biệt ở các vùng nông thôn nhằm giúp các em hiểu rõ về vấn nạn buôn người, có đầy đủ kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân cũng như gia đình.

Đồng thời, triển khai thêm các dự án truyền thông quốc tế trao đổi và giao lưu với các nước đồng minh trong công cuộc 'Đấu tranh chống nạn buôn người và nô lệ thời hiện đại' khu vực Đông Nam Á.

Nguồn: Mr. Romcy Madronio - Representative of Free the Slaves organization.

Ngọc Lý