Thời sự 24 giờ: 30 người Indonesia bị ép qua Việt Nam hoạt động lừa đảo tại TP.HCM
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 25/03/2023
30 người Indonesia bị ép qua Việt Nam hoạt động lừa đảo tại TP.HCM
Chiều 24/3, Công an TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin những vụ lừa đảo liên quan người nước ngoài.
Theo đó, lúc 17 giờ 45 ngày 12/3, Công an TP.HCM nhận được thông báo của Sở Ngoại vụ TP.HCM về việc 30 công dân Indonesia đến Tổng lãnh sự quán Indonesia tại TP.HCM trình báo việc bị một số người đưa sang Việt Nam, "giam lỏng" tại một tòa nhà.
Họ bị cưỡng ép giả danh nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng Indonesia (công tố viên viên, cảnh sát...) gọi điện thoại cho nhiều người ở Indonesia để lừa đảo, yêu cầu chuyển tiền để chiếm đoạt.
Công an TP. HCM đã chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng An ninh điều tra phối hợp các đơn vị liên quan vào cuộc điều tra. Khi cảnh sát ập vào tòa nhà trên thì những người quốc tịch Malaysia đã bỏ trốn, nhưng ngay sau đó phát hiện nhóm người đang thuê phòng tại khách sạn Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, cách sân bay khoảng một km) và đã mua vé máy bay chuẩn bị trốn khỏi Việt Nam, ập vào bắt giữ.
Đối tượng Leaw Boon Kiat khai đã thông qua công ty du lịch tại Indonesia để quảng cáo tìm người làm "dịch vụ khách sạn, nhà hàng", dụ dỗ 30 người đưa đến Việt Nam. Anh ta nhờ vợ - người Việt Nam thuê căn nhà ở quận Bình Thạnh với giá 109 triệu đồng/tháng và một căn khác ở quốc lộ 1A làm "sào huyệt".
Ngay sau khi 30 người Indonesia nhập cảnh TP.HCM đã bị Leaw Boon Kiat và đồng phạm thu giữ hộ chiếu, điện thoại, đưa về tòa nhà ở quận Bình Thạnh giam lỏng, không cho ra ngoài. Họ bị cưỡng ép thực hiện theo kịch bản giả danh, gọi điện thoại cho nhiều người ở Indonesia yêu cầu chuyển tiền để nhóm người Malaysia chiếm đoạt
Cơ quan điều tra cũng thu giữ 2 ôtô, 54 điện thoại, 9 máy tính xách tay, 21 thẻ ngân hàng các loại, 38 thẻ SIM, 2 thiết bị phát sóng mạng di động... là công cụ nhóm người Malaysia dùng cho hoạt động lừa đảo. 3 người Malaysia còn lại đang được làm rõ hành vi.
Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leaw Boon Kiat (36 tuổi), Thong Joon King (32 tuổi) và Gan Ban Lee (42 tuổi) về hành vi "tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép".
Không bắt buộc cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD mẫu mới
Ngày 24/3, tại Hà Nội, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) tổ chức tọa đàm, trao đổi, cung cấp thông tin tới các cơ quan báo chí về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì.
Xem thêm: Cụ bà đi làm căn cước công dân, phát hiện mình 'đã chết' và bị chuyển giới
Giải đáp câu hỏi của về tính pháp lý của các mẫu thẻ CCCD và CMND và tính ổn định trong xây dựng chính sách, Thiếu tá Trần Duy Hiển - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia, thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết, đến thời điểm hiện tại, Bộ Công an đã cấp được 80 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip cho người dân trên toàn quốc.
Xem thêm: Thay đổi mẫu Căn cước công dân, người dân không phải làm lại
Xem thêm: Vì sao cần cấp Căn cước công dân cho người gốc Việt Nam không quốc tịch?
Việc tích hợp các loại giấy tờ vào trong thẻ căn cước công dân gắn chip là thu thập dữ liệu thông tin của các loại giấy tờ để đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu và bổ sung vào chip của căn cước. Việc tích hợp thông tin này không bắt buộc công dân phải thực hiện cấp đổi, cấp lại thẻ. Các thông tin này sẽ được hiển thị, tích hợp thông qua tài khoản VNeid.
Xem thêm: Bộ Công an đề xuất bỏ vân tay, quê quán trên căn cước công dân gắn chip
Sau đó sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống để hiển thị thông tin lên thẻ cho người dân mà không cần thông qua làm hồ sơ cấp đổi, cấp lại căn cước công dân
Các bệnh viện sắp được tự quyết giá dịch vụ theo yêu cầu?
Trước hiện tượng nhiều cơ sở y tế thực hiện giá khám chữa bệnh theo yêu cầu khác nhau, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp, chuẩn bị báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo dự thảo này, bệnh viện hạng một, hạng đặc biệt như Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Trung ương Huế... không được thu quá 300.000 đồng/lần khám. Các cơ sở y tế khác, giá tối đa là 200.000 đồng/lần khám.
Riêng trường hợp mời các chuyên gia trong nước (ngoài cán bộ cơ hữu tại đơn vị, bộ phận hoạt động dịch vụ theo yêu cầu), ngoài nước, đến khám, tư vấn sức khỏe, dự thảo của Bộ Y tế đề xuất đơn vị được thu theo giá thỏa thuận giữa cơ sở y tế và người sử dụng dịch vụ.
Giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) tối đa 3 triệu đồng một ngày với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một, mỗi phòng một giường. Cùng hạng bệnh viện này, nếu phòng có hai giường giá 2,5 triệu đồng/giường; phòng 3 giường giá 1,5 triệu đồng/giường, phòng 4 giường giá 1,3 triệu đồng/giường.
Trước đó, năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành thông tư tương tự, nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 và tình hình kinh tế xã hội khó khăn, Chính phủ yêu cầu tạm dừng chưa thực hiện thông tư này. Bộ Y tế kỳ vọng sẽ ban hành thông tư này ngay trong tháng 4/2023.
Sẽ chốt việc hồi hương ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ từ tháng 4-6/2023
Tại cuộc họp báo thường kỳ Quý I/2023 của Bộ VH,TT&DL, ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết, chuyến hồi hương mang tính lịch sử của ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sẽ sớm có kết quả trong giai đoạn tháng 4-6/2023.
Xem thêm: Hồi hương cổ vật như Hoàng đế chi bảo đối diện nhiều thủ tục hành chính
Xem thêm: Sẽ không có chuyện ấn "Hoàng đế chi bảo" bị bán ra nước ngoài lần nữa
Trước thông tin một nhà sưu tập người Việt đã mua thành công ấn vàng "Hoàng đế chi bảo", ông Trần Đình Thành trả lời rằng, Cục Di sản văn hóa chưa thể công bố chính thức bởi quá trình đàm phán, thương lượng và tiến hành thủ tục hồi hương vẫn đang diễn ra: "Dù ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" thuộc sở hữu cá nhân thì cũng sẽ không có chuyện cổ vật quý giá này lại bị bán ra nước ngoài một lần nữa".
Xem thêm: Chuyên gia cổ vật: 6 triệu euro mua ấn vàng Hoàng đế chi bảo không phải cao
Trước đó, ông Nguyễn Thế Hồng, Chủ tịch Hội Cổ vật Bắc Ninh, chủ sở hữu Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, được xác định là người đã trực tiếp thương lượng với hãng đấu giá Millon của Pháp để mua lại ấn vàng "Hoàng đế chi bảo".
Xem thêm: 'Doanh nhân Bắc Ninh mua thành công ấn vàng ở Pháp là rất đáng trân trọng'
Trước đó nữa, khi biết tin ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" của triều Nguyễn xuất hiện trong sự kiện đấu giá tại Pháp, Bộ VH,TT&DL đã cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức liên quan tìm kiếm giải pháp hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo trở về đất nước.
Xem thêm: Nhờ cố vấn Tổng thống Pháp can thiệp để dừng đấu giá 'Hoàng đế chi bảo'
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức về việc hồi hương bảo vật này.
Bị triệu tập vì đơn tố cáo của con bà Nguyễn Phương Hằng, ca sỹ Vy Oanh…tố cáo lại
Sáng 24/3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã triệu tập ca sĩ Vy Oanh do liên quan đến đơn tố cáo của ông Nguyễn Quang Tuấn - con trai nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam Nguyễn Phương Hằng.
Cụ thể, ông Nguyễn Quang Tuấn tố giác ca sĩ Vy Oanh về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân của nhân của nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam Nguyễn Phương Hằng.
Xem thêm: CA TP.HCM triệu tập ca sỹ Vy Oanh vì bị con trai bà Phương Hằng tố cáo
Xem thêm: ca sĩ Vy Oanh "phản pháo" con trai bà Nguyễn Phương Hằng
Được biết, ca sĩ Vy Oanh là một trong những người tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng vì phát ngôn trong các buổi livestream dậy sóng mạng xã hội.
Hồi tháng 3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’’. Bà Hằng cùng con trai đã tố cáo nhiều người khác liên quan đến "khẩu chiến" qua lại trên mạng xã hội.
Xem thêm: Con trai tiếp tục gửi đơn xin bảo lãnh cho bà Nguyễn Phương Hằng
Cũng trong ngày 24/3, chính ca sĩ Vy Oanh cho biết đã gửi đơn khiếu nại đến Công an TP HCM, VKSND TP HCM và các cơ quan chức năng về việc bị ông Nguyễn Quang Tuấn (con trai bà Nguyễn Phương Hằng) tố giác lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm đến lợi ích của bà Nguyễn Phương Hằng.
Ca sĩ Vy Oanh nói rằng bà Hằng chưa từng có đơn tố giác ca sĩ Vy Oanh về những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hằng như trong đơn ông Tuấn nêu. “Ông Tuấn không phải bà Hằng, ông không thể bị tổn thương thay cho bà. Xét về nội dung, ông Tuấn không có tư cách tố giác tôi thay cho bà Hằng"- ca sĩ Vy Oanh đặt vấn đề.
Ca sĩ Vy Oanh đề nghị không tiếp tục giải quyết Đơn tố giác của ông Nguyễn Quang Tuấn do ông Tuấn không phải là chủ thể có quyền tố giác tội phạm quy định tại Điều 331 BLHS.