Bức ảnh tuyệt đẹp về báo tuyết đạt giải ‘Ảnh động vật hoang dã đẹp nhất’

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 13:02, 21/03/2023

Vào lúc mặt trời lặn, máy ảnh của anh Sascha Fonseca cuối cùng đã chụp được một con báo tuyết trên dãy Himalaya của Ấn Độ. Fonseca đã cố gắng rất nhiều để chụp được con mèo lớn khó bắt gặp này, anh gọi nó là “bóng ma của ngọn núi.”

Bị mê hoặc bởi khả năng ngụy trang đáng kinh ngạc của báo tuyết và những vùng xa xôi mà chúng sinh sống, anh Fonseca đã bắt tay vào dự án chụp ảnh kéo dài ba năm ở Leh, Ladakh, miền bắc Ấn Độ. Anh đã công phu đặt máy ảnh của mình để chụp những bức hình “trong mơ”, và nỗ lực này đã giúp anh giành được Giải Sự lựa chọn của Công chúng (People’s Choice Award) của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên dành cho Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã của Năm.

Đạt Giải thưởng People’s Choice Awards, anh Fonseca chia sẻ rằng nỗ lực chụp ảnh báo tuyết của mình là một thách thức do khả năng ngụy trang và tàng hình vô cùng bí ẩn của chúng, cũng như số lượng hiếm có của loài vật này ở những khu vực xa xôi hiểm trở. Báo tuyết đang phải đối mặt với các mối đe dọa từ nạn săn trộm và mất đi môi trường sống, người ta ước tính chỉ còn khoảng 6,500 con báo tuyết trong tự nhiên.

Anh Fonseca nói trong một thông cáo báo chí rằng: “Tôi vô cùng tự hào là người nhận được giải thưởng People’s Choice Awards năm nay, tôi cảm ơn tất cả những người ủng hộ trên toàn thế giới đã biến điều này thành hiện thực. Nhiếp ảnh có thể kết nối mọi người với động vật hoang dã, và khuyến khích mọi người đánh giá cao những vẻ đẹp chưa từng thấy của thế giới tự nhiên. Tôi tin rằng hiểu biết nhiều hơn về động vật hoang dã sẽ giúp chúng ta yêu quý chúng hơn, việc này có thể dẫn đến sự hỗ trợ tích cực hơn cho việc bảo tồn động vật hoang dã và mang lại niềm vui cho mọi người”.

Tiến sĩ Douglas Gurr, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cho biết: “Số phiếu bầu kỷ lục của năm nay cho thấy Nhiếp ảnh động vật hoang dã có thể thu hút và truyền cảm hứng cho khán giả thán phục thiên nhiên như thế nào. Như một thành quả của tinh thần cống hiến và kiên trì, bức ảnh xuất sắc của Sascha (Fonseca) đã ghi lại cảnh đẹp đáng kinh ngạc của hành tinh chúng ta, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng trách nhiệm chung của chúng ta là bảo vệ nó.”

Thế giới của báo tuyết. (Ảnh: Sascha Fonseca/Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Thế giới của báo tuyết. (Ảnh: Sascha Fonseca/Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)

Những bức ảnh đạt giải “Được công chúng đánh giá cao”

Trong cuộc thi Nhiếp ảnh động vật hoang dã hàng năm của Bảo tàng London, hơn 60,000 khán giả đã bình chọn cho 25 tác phẩm lọt vào vòng chung kết được chọn ra từ gần 39,000 tác phẩm dự thi. Ngoài giải cao nhất, họ còn chọn ra bốn người chiến thắng giải People’s Choice Award Highly Commended (Được công chúng đánh giá cao).

Những bức ảnh đạt giải bao gồm “Trong cánh đồng hoa” (In the Flowers) của Martin Gregus, mô tả một chú gấu con Bắc cực đang phơi nắng trên cánh đồng hoa dọc theo vịnh Hudson của Canada; tác phẩm “Giữ chặt” (Holding On) của Igor Altuna, chụp một con báo đang ngậm một con khỉ cái đã chết trong miệng, trong khi khỉ con còn sống vẫn bám chặt lấy xác mẹ.

Cánh đồng hoa. (Ảnh: Martin Gregus/Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Cánh đồng hoa. (Ảnh: Martin Gregus/Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Giữ chặt. (Ảnh: Igor Altuna / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Giữ chặt. (Ảnh: Igor Altuna / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)

Bức “Chân dung Olobor” (Portrait of Olobor) của Marina Cano cũng là một trong những tác phẩm đạt giải Highly Commended. Tác phẩm này mô tả một con sư tử đực kiêu hãnh đến từ quần thể sư tử ở Kenya đang nghỉ ngơi trên một mảnh đất cháy đen – do những người chăn gia súc Maasai địa phương đốt để kích thích mọc cỏ mới.

Chân dung Olobor. (Ảnh: Marina Cano / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Chân dung Olobor. (Ảnh: Marina Cano / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)

Một số tác phẩm lọt vào danh sách bình chọn của giải People’s Choice Award

Sói trên bờ biển. (Ảnh: Bertie Gregory / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Sói trên bờ biển. (Ảnh: Bertie Gregory / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Câu lươn thủy tinh. (Ảnh: Eladio Fernandez / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Câu lươn thủy tinh. (Ảnh: Eladio Fernandez / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Nhà trẻ của chim hồng hạc Caribe. (Ảnh: Claudio Contreras Koob / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Nhà trẻ của chim hồng hạc Caribe. (Ảnh: Claudio Contreras Koob / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Thỏ tuyết nghi ngờ. (Ảnh: Deena Sveinsson / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Thỏ tuyết nghi ngờ. (Ảnh: Deena Sveinsson / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Đầu hay đuôi? (Ảnh: Jodi Frediani / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Đầu hay đuôi? (Ảnh: Jodi Frediani / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Voọc mũi hếch vàng ôm ấp. (Ảnh: Minqiang Lu / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Voọc mũi hếch vàng ôm ấp. (Ảnh: Minqiang Lu / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Xui cho mèo. (Ảnh: Sebastian Kennerknecht / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Xui cho mèo. (Ảnh: Sebastian Kennerknecht / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Con báo lửa hiếm gặp. (Ảnh: Sebastian Kenneknet / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Con báo lửa hiếm gặp. (Ảnh: Sebastian Kenneknet / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Đỏ và vàng. (Ảnh: Chloé Bès / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Đỏ và vàng. (Ảnh: Chloé Bès / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Đối đầu. (Ảnh: Miquel Angel Artús Illana / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)
Đối đầu. (Ảnh: Miquel Angel Artús Illana / Cuộc thi Ảnh động vật hoang dã của năm)

Cuộc thi Nhiếp ảnh động vật hoang dã hàng năm được tổ chức và phát triển bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London.

Hàn Ngọc biên tập

Xuân Hoàng biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ