Chị gái lợi dụng lúc người lớn không để ý mà thẳng tay tát em trai: Cha mẹ phải gánh trách nhiệm?

Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 15:38, 15/03/2023

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đặc biệt nhất trên đời này, cũng là thứ tình cảm khó thay thế nhất.

Tất nhiên, tình cảm gia đình cũng có sự ích kỷ ở một mức độ nào đó, nhất là đối với con một, nếu vợ chồng bạn sinh thêm con thứ 2 mà không nói trước cho bé hiểu các vấn đề, sẽ khiến bé có tâm lý khó chịu, cảm giác có người chiếm đoạt bố mẹ mình, và mình không còn là người được sủng ái nhất trong nhà. Trẻ con có đầu óc rất đơn giản nên khi ấm ức  sẽ không tránh khỏi những việc làm quá khích. Lúc này bố mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn kịp thời để anh chị em trong nhà chung sống hòa thuận.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện tình huống gây nhiều suy ngẫm về vấn đề này. Cụ thể, một bé gái học mẫu giáo lợi dụng lúc bố mẹ không để ý đã quay sang bắt nạt đứa em trai của mình, thậm chí còn thẳng tay tát cậu bé nhỏ.

Chị gái lợi dụng lúc người lớn không để ý mà thẳng tay tát em trai: Cha mẹ phải gánh trách nhiệm?-1

Người nhà của bé gái trong câu chuyện trên cho biết, trước khi sinh bé trai thứ 2, cả gia đình họ chỉ có một cô con gái nhỏ này nên ai cũng yêu quý và cưng chiều bé, bình thường bé cũng rất ngoan. Nhưng cách đây không lâu, mẹ bé mang thai và sinh thêm một đứa em trai mà không có sự chuẩn bị tâm lý cho bé. Vì em trai còn rất nhỏ nên bố mẹ thường chú ý đến nó nhiều hơn. Điều này khiến cô bé cảm thấy không vui, nhưng cô không thể hiện cảm xúc của mình một cách trực tiếp.

Thỉnh thoảng, cô bé được bố mẹ giao cho chăm sóc em trai ở những nơi họ có thể nhìn thấy chúng. Nhưng nhân lúc bố mẹ không để ý, cô bé đã tát em mình một cách thô bạo. Cậu em trai còn bé chưa biết nói nên chỉ biết ngồi ngây ra đó, nhìn chị gái bằng ánh mắt nghi hoặc, không biết là chị đánh hay trêu mình.

Chị gái lợi dụng lúc người lớn không để ý mà thẳng tay tát em trai: Cha mẹ phải gánh trách nhiệm?-2

Sau khi xem đoạn video, nhiều bậc cha mẹ tỏ ra khó hiểu, họ nói rằng bé gái rõ ràng là một đứa trẻ rất nhỏ, nhưng đã biết giả vờ ngoan trước mặt cha mẹ, rồi trút tức giận lên em trai khi không có ai biết.  Một số cư dân mạng không có kinh nghiệm nuôi dạy con cái càng băn khoăn về tình huống này và họ muốn xin ý kiến mọi người xem chúng ta nên làm gì khi đối mặt với một điều như vậy?

Bày tỏ quan điểm về sự việc này, một số ý kiến cho rằng, trước hết đừng đổ lỗi cho con cái mà nên tìm ra vấn đề từ phía cha mẹ trước.

Chúng ta đều biết, hiện tượng này thường xảy ra ở những gia đình đông con, chẳng hạn như anh cả sẽ bắt nạt em thứ hai khi bố mẹ đi vắng. Nguyên nhân xảy ra điều này là do hầu hết các bậc cha mẹ không nhìn nhận vấn đề từ góc độ của con cái, có lẽ hành vi và thói quen thông thường của họ không tính đến tâm trạng của đứa trẻ. Bạn phải biết rằng điều quan trọng nhất đối với một gia đình có hai đứa trẻ là thái độ của cha mẹ, liệu họ có thể đối xử bình đẳng hay không.

Chị gái lợi dụng lúc người lớn không để ý mà thẳng tay tát em trai: Cha mẹ phải gánh trách nhiệm?-3

Gia đình sinh con thứ hai cần lưu ý những điều gì?

1. Đối xử công bằng, thấu hiểu

Là người lớn, trước tiên chúng ta phải xem xét các vấn đề từ quan điểm của trẻ em. Con người có tính chiếm hữu và đối với những đứa trẻ chưa biết nhiều về thế giới cũng vậy. Bình thường chúng luôn là đứa trẻ được yêu chiều nhất trong gia đình, nhưng đột nhiên một ngày nọ, một đứa trẻ khác đến và cướp đi tình yêu thương của gia đình. Thậm chí, có những món ngon hay cái gì đó vui vẻ, mọi người luôn dành cho đứa nhỏ trước nó, hơn nữa họ còn tỏ thái độ bề trên, yêu cầu chúng cũng phải chăm sóc và nhường nhịn em…

Sau một thời gian dài, chắc chắn những hành vì này sẽ khiến trẻ lớn cảm thấy ấm ức, tủi thân. Ngay cả người lớn cũng không thể khoan dung trước những điều bất công thì làm sao có thể khiến trẻ con không cảm thấy bức xúc và tị nạnh với em. Thậm chí, có bố mẹ còn đưa ra những yêu cầu vô lý, bắt chị phải luôn nhường nhịn em trong mọi việc, thế nên giữa hai đứa trẻ đã xảy ra hiểu lầm, cộng với sự thiếu giao tiếp bằng ngôn ngữ và thái độ của cha mẹ khiến mâu thuẫn giữa hai bé ngày càng sâu sắc.  
2. Thuyết phục, hướng dẫn con

Mặc dù sinh con là quyền tự do và quyền của cha mẹ nhưng người lớn cũng đừng nên quá tùy tiện thay đổi trong cách đối xử với con cái. Đầu óc trẻ nhỏ rất đơn giản, nếu cảm thấy rằng cha mẹ đối xử thiên vị với em nhỏ mà lạnh nhạt với mình, nhất định sẽ có lúc trẻ phản ứng tiêu cực với em nhỏ như bé gái kể trên, thường là khi không có mặt người lớn. Lúc này, cha mẹ nên kiên nhẫn thuyết phục, giảng giải cho con hiểu rằng họ yêu các con như nhau và không hề có sự thiên vị, họ phải chăm sóc em nhỏ nhiều hơn là có lý do… Tất nhiên, trong cách đối xử với các con hằng ngày, cha mẹ cũng cần chú ý hơn, công bằng hơn, chẳng hạn sau khi về nhà ôm con lớn trước rồi đến con thứ hai, hay khi mua quần áo hoặc đồ ăn vặt thì cả hai giống nhau…

Ngoài việc bảo anh chị phải chăm sóc em trai, bố mẹ cũng phải dặn các bé em không được bắt nạt chị. Khi 2 đứa trẻ cãi nhau, bố mẹ phải kiên nhẫn lắng nghe lý do từ cả 2 phía, sau đó yêu cầu bên sai phải xin lỗi bên kia,… Đặc biệt, người lớn phải đối xử bình đẳng với các trẻ, đừng lạm dụng quan điểm anh chị thì phải nhường nhịn em, bạn không thể chiều chuộng người khác bao nhiêu tùy ý, trong khi lại bắt đứa trẻ còn lại phải luôn nhượng bộ mà không có nguyên tắc.

Rõ ràng, thái độ của cha mẹ sẽ quyết định hành vi của con, muốn hai con thương yêu nhau thì càng phải hướng dẫn, thuyết phục con nhiều hơn.

Thực tế, không có đứa trẻ nào sinh ra đã hư, chỉ có cha mẹ không dạy được con mà thôi. Bản thân nhiều bậc cha mẹ còn không vị tha được thì làm sao có thể để con cái tự lo cho nhau? Là cha mẹ, trước tiên chúng ta phải tạo cho con cái một môi trường trưởng thành tốt, đóng vai trò là người thầy sáng suốt và công bằng theo sát con trên con đường trưởng thành của chúng, thường xuyên đồng hành cùng chúng, dùng hành vi của chính bản thân mình để chứng minh cho chúng thấy thế nào là hiếu thảo và thế nào là tôn trọng anh em.

Theo V.K - Vietnamnet