Thời sự 24 giờ: Cảnh cáo ông Mai Tiến Dũng, buộc thôi việc trợ lý nguyên phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 14/03/2023

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với ông Mai Tiến Dũng - nguyên bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, buộc thôi việc ông Nguyễn Văn Trịnh, trợ lý nguyên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Cảnh cáo ông Mai Tiến Dũng, buộc thôi việc trợ lý nguyên phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với ông Mai Tiến Dũng - nguyên bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Thời gian thi hành kỷ luật với ông Mai Tiến Dũng tính từ ngày công bố Quyết định số 754 ngày 14/1/2023 của Ban Bí thư về thi hành kỷ luật.

Xem thêm: Khởi tố 2 nhân viên Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ liên quan Công ty Việt Á

anh-chup-man-hinh-2023-03-13-luc-164051-1678700546361_11zon.jpg
Nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng.

Trước đó, theo quyết định kỷ luật của Ban Bí thư, ông Mai Tiến Dũng trong thời gian giữ vị trí bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước trong đại dịch COVID-19, để một số cán bộ Văn phòng Chính phủ tham mưu, đề xuất không đúng kết luận của Thủ tướng, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ông Mai Tiến Dũng sinh năm 1959, quê ở Hà Nam. Ông đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong một nhiệm kỳ (4/2016-4/2021), dưới thời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng cũng ban hành quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Trịnh, nguyên trợ lý của phó thủ tướng Chính phủ.

Lý do ông Trịnh bị kỷ luật là do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng. Thời gian thi hành kỷ luật ông Trịnh được tính từ ngày công bố Quyết định số 720 ngày 21/12/2022 của Ban Bí thư về thi hành kỷ luật.

Ông Nguyễn Văn Trịnh được biết đến với vai trò là trợ lý của nguyên phó thủ tướng Vũ Đức Đam và đảm nhiệm vai trò này từ tháng 12-2018. Tháng 11-2022, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam ông Trịnh để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến vụ Việt Á.

Chính phủ đề xuất quy định "sở hữu chung cư có thời hạn"

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật nhà ở (sửa đổi), với những thay đổi lớn trong chính sách nhà ở.

Xem thêm: Áp thời hạn sở hữu chung cư: Mục đích cuối cùng là gì?

Tờ trình của Chính phủ đã chỉ ra những bất cập, hạn chế cần sửa đổi Luật nhà ở, đó là quy định về sở hữu nhà ở, đặc biệt với nhà chung cư cũ không còn đủ an toàn buộc phải phá dỡ, cải tạo. Nguyên nhân là do pháp luật về nhà ở không quy định việc chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư, nên chủ sở hữu cho rằng đây là quyền vĩnh viễn.

Xem thêm: Chính phủ đề xuất quy định "sở hữu chung cư có thời hạn"

anh-chup-man-hinh-2023-03-13-luc-145114-1678693895462_11zon.jpg

Xem thêm: Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn: Chưa phù hợp thị hiếu người Việt

Theo Chính phủ, luật hiện hành về đất đai không quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài được nhận chuyển nhượng, sở hữu nhà ở.

Xem thêm: Thời hạn sở hữu chung cư, bất động sản ở các nước trên thế giới ra sao?

Trong khi đó, pháp luật nhà ở, kinh doanh bất động sản lại quy định cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua và sở hữu với nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Điều này gây khó khăn trong nhận quyền sở hữu với nhà ở cho đối tượng là cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Trên cơ sở đó, dự án Luật nhà ở (sửa đổi) được xây dựng nhằm hoàn thiện quy định, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong chính sách, bổ sung, sửa đổi thêm nhiều quy định.

Xem thêm: Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn: Nhiều người 'quay xe' với nhà chung cư

Theo đó, thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế, được ghi rõ trong văn bản thẩm định.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà thông qua hình thức đầu tư xây dựng nhà ở trên diện tích đất được thừa kế, tặng cho, mượn, thuê hoặc nhận chuyển nhượng theo quy định; mua, thuê nhà ở thương mại; mua nhận tặng cho, nhận đổi, thừa kế…

Tưởng nhớ anh linh liệt sĩ Gạc Ma

Sáng ngày 12/3, Ban liên lạc bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ tưởng tri ân 64 liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma tại đình làng Nại Nam (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu).

Xem thêm: Chiến dịch CQ-88, quân kỳ đẫm máu và thế đứng Việt Nam

photo-cms-tpo.epicdn.me-w645-uploaded-2023-qpdvxpn-fjdrpcw-2023_03_12-_8b-4439(1).jpeg

Xem thêm: Gạc Ma 35 năm kiêu hùng giữa biển Đông

Tham gia lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma, ông Dương Đình Liễu, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng chia sẻ: “Đã 35 năm qua chúng ta luôn trăn trở về 64 anh hùng liệt sĩ chưa về với đất mẹ, một phần chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc chưa quy về một dải với non sông đất nước. Thân xác các anh vẫn nằm giữa biển cả suốt 35 năm qua là nỗi đau, là niềm trăn trở không của riêng ai. Các thế hệ hôm nay và mai sau phải biết tri ân, nhớ về các anh hùng liệt sĩ hi sinh vì sự nghiệp nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, phải nhớ đến 64 liệt sĩ Gạc Ma đã hy sinh thân xác để bảo vệ cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa biển khơi mênh mông”.

Xem thêm: Gạc Ma trong ký ức vị Chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn 146 Hải quân năm 1988

Ông Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng chủ trì nghi lễ cầu siêu cho anh linh, hương hồn 64 liệt sĩ thân xác còn nằm lại ở biển lạnh. Trong không khí trang nghiêm, đồng đội, thân nhân, đại diện lãnh đạo địa phương cùng quây quần bên bia vàng cúi đầu tưởng niệm và ôn lại ký ức ngày lịch sử 14/3/1988.

Xem thêm: 35 năm sự kiện Gạc Ma: Bức thư cuối cùng từ Quân cảng Cam Ranh

Diễn văn do ông Nguyễn Văn Tấn đọc có đoạn: “Sự kiện lịch sử ở Gạc Ma đã chứng minh một cách đầy đủ, rõ nét phẩm chất những chiến sĩ cách mạng kiên trung, những người con ưu tú của đất nước, trong đó có 10 chàng trai trẻ Quảng Nam - Đà Nẵng năm xưa đã sẵn sàng xả thân, không lùi bước. Họ đã quyết lấy xương máu mình để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”,

Mô hình tàu HQ 604 cùng 64 ngọn nến, vòng hoa được anh em Ban liên lạc bộ đội Trường Sa đưa ra sông Hàn, thả trôi ra cửa biển.

5 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội tái hoạt động, CSGT bắt đầu hỗ trợ đăng kiểm tại TP. HCM.

Sáng 13/3, các cán bộ, chiến sĩ Cục CSGT (C08) Bộ Công an và Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC08) Công an TPHCM cùng lực lượng CSGT một số tỉnh đã được tăng cường về các trung tâm đăng kiểm đang bị quá tải trên địa bàn TPHCM.

Xem thêm: Xe chờ cả tuần không được đăng kiểm, doanh nghiệp 'méo mặt' chịu thiệt hại

csgt-dang-kiem-1678691099736_11zon.jpg

Xem thêm: Xe ngoại tỉnh "rồng rắn" chờ đăng kiểm ở Ninh Bình

Thời gian đầu, CSGT sẽ được tăng cường phụ trách khâu kiểm tra bên ngoài xe, số khung, số máy để phù hợp với đặc thù công việc của lực lượng CSGT hiện nay.

Xem thêm: Mở lại nhiều trạm đăng kiểm, người dân vẫn chen nhau lấy số thứ tự

Trong khi đó, theo thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam,ngày 13/3 tại Hà Nội đã có 5 trung tâm đăng kiểm hoạt động trở lại, nâng tổng số trung tâm đăng kiểm đang mở cửa ở Hà Nội lên 13 đơn vị. Tuy nhiên, theo ghi nhận tình trạng chen chúc chưa cải thiện, do nhu cầu đăng kiểm ô tô rất lớn.

Tổng hợp