Thời sự 24 giờ: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 03/03/2023
Ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước
Ngày 2/3, với 487/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Văn Thưởng.
Xem thêm:Tiểu sử tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
Phát biểu nhậm chức, ông Võ Văn Thưởng cảm ơn Quốc hội đã tin tưởng trao cho mình cơ hội được phụng sự Tổ quốc, nhân dân trên cương vị Chủ tịch nước. Ông cảm ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tin cậy tiến cử và cho biết "đây là vinh dự lớn lao cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề".
Xem thêm: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Ông Võ Văn Thưởng 53 tuổi, quê xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, là Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất khi nhậm chức. Ông được bầu làm Ủy viên Trung ương dự khuyết lúc 36 tuổi; Ủy viên Trung ương ba khóa liên tiếp 11-13; đại biểu Quốc hội ba khóa 12, 14, 15; Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa 12-13.
Xem thêm: Ông Võ Văn Thưởng: Mọi đường lối quyết sách phải từ lòng dân
Sau 5 năm giữ cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông được bầu vào Bộ Chính trị khóa 13, được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư từ tháng 2/2021 đến nay.
Bộ xây dựng ngừng đề xuất gói 110.000 tỷ đồng
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, đơn vị này dự kiến tạm ngừng đề xuất gói 110.000 tỷ đồng để thực hiện thống nhất với gói 120.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước.
Theo ông Hà Quang Hưng - Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), sau Hội nghị ngày 17/2, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đã có buổi làm việc và thống nhất sẽ thực hiện gói đề xuất 120.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước do đây là gói có sẵn, có thể thực hiện được ngay. Bộ Xây dựng sẽ không đề xuất gói 110.000 tỷ đồng nữa, vì đã có gói 120.000 tỷ đồng rồi.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, gói tín dụng 110.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ của Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trong thời điểm này là giải pháp có thể làm được. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần đảm bảo dòng tiền để vận hành. Bên cạnh đó, các yêu cầu về điều kiện cho vay, hệ số rủi ro, chuyển nhóm nợ..., đều phải được thực hiện nghiêm ngặt. Bởi nếu người vay mua nhà không trả nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ rơi vào áp lực nợ xấu, gây bất ổn và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nói chung.
Vì sao người dân gặp khó khăn sau khi bỏ sổ hộ khẩu
Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc mà dư luận đang quan tâm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức hết hiệu lực từ ngày 1/1/2023, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an.
Theo ông Xô, bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy là xu thế tất yếu trong chuyển đổi số quốc gia, thay thế vào đó là cách thức quản lý mới trên điện tử.
Xem thêm: Trung tướng Tô Ân Xô nói về khó khăn khi bỏ sổ hộ khẩu
Xem thêm:Yêu cầu giấy xác nhận cư trú: Đẩy cái khó cho dân
Tuy nhiên, bước đầu triển khai việc bỏ sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Mặc dù có thời gian để chuẩn bị nhưng việc chuyển động là không đồng đều, chưa quyết liệt ở một số bộ, ngành, địa phương. Do đó, việc kết nối với hệ thống dữ liệu dân cư, dẫn đến việc thực hiện các thủ tục hành chính hiện nay chưa thống nhất.
Xem thêm: Bỏ sổ hộ khẩu: Làm quyết liệt, không ảnh hưởng đến dân dù chỉ một giờ
Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tại một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu dẫn đến đường truyền mạng còn chậm, đôi khi bị tắc nghẽn, đòi hỏi phải có thời gian khắc phục.
Xem thêm: Biết sổ hộ khẩu đã bị "khai tử" nhưng vẫn mang theo... đề phòng bất trắc
Nhiều bộ, ngành chưa ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính có yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú. Do vậy các cơ quan, đơn vị thực hiện giải quyết thủ tục hành chính vẫn yêu cầu công dân cung cấp giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú.
Xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh thực hiện liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu giấy
Người phát ngôn Bộ Công an cũng khẳng định sẽ kiên quyết xử lý, kỷ luật những trường hợp không thực hiện đúng quy định, cố tình gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho công dân, bức xúc trong dư luận xã hội.
Mại dâm trên mạng ngày càng đa dạng đối tượng
Tại cuộc họp định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP HCM, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Phòng Tham mưu Công an TP HCM cho biết hoạt động mại dâm trên mạng có đặc điểm, phương thức và thủ đoạn khác rất nhiều so với mại dâm truyền thống.
Xem thêm: Mại dâm trên không gian mạng, nhóm kín, diễn đàn kín gia tăng
Các đối tượng hoạt động mại dâm trên không gian mạng rất đa dạng, cả về vỏ bọc, bề ngoài. Hành vi mua, bán dâm qua mạng thường được phát hiện dưới hình thức hợp đồng cha nuôi - con nuôi, thu hút người tham gia đường dây là MC, người đẹp, diễn viên, thí sinh các cuộc thi sắc đẹp.
Xem thêm: Hà Nội đặt mục tiêu không tái diễn mại dâm ở đường Trần Duy Hưng
Xem thêm: TP.HCM làm việc với 2 tài khoản bị Thùy Tiên tố vu khống bán dâm
Thượng tá Hà cho biết các đối tượng thực hiện thỏa thuận qua ứng dụng, phần mềm, mạng xã hội, các nhóm kín. Họ không bị giới hạn thông tin, hình ảnh, không gian, đặc điểm địa lý. Một số đối tượng thành lập đường dây, điều hành hoạt động trải dài các tỉnh, thành, thậm chí xuyên quốc gia, vượt khỏi biên giới Việt Nam.
Xem thêm: Nín thở xem gái mại dâm nhảy lầu trốn cảnh sát
Trong năm 2022, cơ quan chức năng đã khám phá đường dây môi giới sugar daddy - sugar baby trên các ứng dụng qua mạng Zalo và Telegram. Đường dây này do một sinh viên năm nhất trên địa bàn tổ chức, môi giới nhiều cô gái tham gia.
Trước đó, vào năm 2018, Công an TP HCM cũng khám phá một đường dây môi giới mại dâm qua không gian mạng với người cầm đầu cư ngụ tại Hà Nội. Năm 2017, một đường dây môi giới mại dâm qua mạng, có sự tham gia của một số diễn viên, người mẫu, MC, thí sinh đoạt giải phụ các cuộc thi sắc đẹp cũng đã bị phát hiện.