TikTok bị cấm ở những quốc gia nào?
Nhịp sống - Ngày đăng : 16:15, 01/03/2023
Kể từ khi ra mắt vào tháng 9/2016, ứng dụng TikTok đã trở nên phổ biến và trở thành một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất thế giới. Nền tảng chia sẻ video ngắn có hơn 1,5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng ở hơn 150 quốc gia và đã đạt được nhiều thành công, theo Make Use Of.
Mặc dù không ai có thể phủ nhận mức độ thành công của TikTok, song ứng dụng này cũng gây ra nhiều tranh cãi ở một số quốc gia trên thế giới. Đáng nói, một số quốc gia đã thực hiện lệnh cấm ứng dụng TikTok, trong khi những quốc gia khác cố gắng chặn ứng dụng này hoặc đưa ra các hạn chế tạm thời.
TikTok đang bị cấm ở đâu?
Vào năm 2020, cựu Tổng thống Donald Trump đã cố gắng đưa ra lệnh cấm ứng dụng TikTok ở Mỹ, nhưng nỗ lực của ông đã thất bại. Tuy nhiên, một số quốc gia đã đạt được nhiều thành công hơn trong khía cạnh này.
Mặc dù không bị cấm hoàn toàn ở Nga, nhưng trạng thái của TikTok tại quốc gia này rất mong manh. The Guardian từng báo cáo vào tháng 3/2022 rằng TikTok chỉ cho phép nội dung của Nga xuất hiện ở quốc gia này. Dù vậy, một số quốc gia khác đã cấm hoàn toàn ứng dụng này.
Xem thêm: Lãnh đạo TikTok chuẩn bị ra điều trần trước Quốc hội Mỹ
Ấn Độ
Chính quyền Ấn Độ đã kiểm soát chặt chẽ các ứng dụng của Trung Quốc vào năm 2020 và cấm TikTok, một trong số hơn 50 ứng dụng khác, vào mùa hè năm đó. Ấn Độ đã chọn cấm các ứng dụng của Trung Quốc với lý do lo ngại liên quan đến an ninh quốc gia.
Trước khi bị cấm, TikTok rất phổ biến ở quốc gia này với hơn 200 triệu người dùng. Lệnh cấm của TikTok ở Ấn Độ là vĩnh viễn và công ty đã rút khỏi thị trường tỷ dân này.
Xem thêm: Hướng dẫn bán hàng trên TikTok nổ trăm đơn chỉ với 4 bước đơn giản
Afghanistan
Đầu năm 2022, TikTok đã bị cấm tại Afghanistan. Tính đến tháng 1/2023, lệnh cấm TikTok ở quốc gia này vẫn chưa hết hiệu lực và chưa có dấu hiệu nào cho thấy TikTok sẽ được mở lại tại Afghanistan.
Những quốc gia nào đã cấm TikTok trong quá khứ?
Ngoài lệnh cấm dường như không thể đảo ngược tại Ấn Độ và kế hoạch hạn chế ứng dụng do Bytedance sở hữu của Afghanistan, một số quốc gia khác đã cấm TikTok trong quá khứ. Tuy nhiên, một số quốc gia đã thay đổi quyết định của họ.
Pakistan
Mối quan hệ giữa Pakistan với TikTok không hề đơn giản. Các nhà chức trách ở quốc gia này đã cấm ứng dụng do ByteDace sở hữ không dưới 4 lần trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2021.
Lệnh cấm đầu tiên vào tháng 10/2020 kéo dài trong 10 ngày và là kết quả của nội dung được cho là không phù hợp. Vào tháng 3/2021, ứng dụng TikTok một lần nữa bị cấm cho đến hết tháng 4 cùng năm.
Hai tháng sau, TikTok lại hứng chịu một lệnh cấm khác ở Pakistan. Tuy nhiên, lệnh cấm này chỉ kéo dài ba ngày. Lệnh cấm thứ 4 của TikTok ở Pakistan diễn ra vào tháng 7/2021 và kéo dài khoảng 4 tháng. Tới năm 2022, mọi thứ đã diễn ra suôn sẻ hơn đối với TikTok ở Pakistan.
Xem thêm: TikTok Shop tràn lan hàng giả, người bán đủ chiêu trò qua mắt nền tảng
Bangladesh
Bangladesh là một quốc gia khác mà TikTok trước đây đã gặp khó khăn. Quyền truy cập vào ứng dụng này đã bị hạn chế vào tháng 11/2018, nhưng người dùng đã có thể sử dụng lại nội dung vào năm 2020.
Tuy nhiên, đó không phải là lần xung đột cuối cùng giữa TikTok với chính quyền Bangladesh. Vào mùa hè năm 2021, một tòa án ở quốc gia này đã ra lệnh cấm ứng dụng do ByteDance sở hữu cùng với một số ứng dụng khác trong ba tháng.
Indonesia
Indonesia là một quốc gia khác đã thực hiện lệnh cấm TikTok trong quá khứ. Vào tháng 7/2018, các nhà chức trách trong nước đã chọn hạn chế quyền truy cập của người dùng vào ứng dụng do nội dung trên nền tảng.
Chính phủ quốc gia Đông Nam Á này nói rằng người dùng có quyền truy cập vào các video có nội dung không lành manjhv à không phù hợp. Lệnh cấm của TikTok ở Indonesia chỉ kéo dài hơn một tuần. Ứng dụng này đã được phép bắt đầu hoạt động trở lại sau khi xóa những nội dung không phù hợp.
TikTok có bị cấm ở Trung Quốc không?
Bytedance là công ty mẹ của ứng dụgn TikTok, có trụ sở chính tại Bắc Kinh. Dù vậy, TikTok không hoạt động tại Trung Quốc. Thay vào đó, người dùng tại quốc gia này có thể tải xuống ứng dụng có tên Douyin. Ứng dụng này tương tự như TikTok, nhưng người dùng không thể tải xuống bên ngoài Trung Quốc.
Một số quốc gia khác đã ban hành lệnh cấm TikTok
TikTok đã nổi lên trong vài năm gần đây, kéo theo đó là không ít lần gây ra tranh cãi ở nhiều quốc gia. Những lo ngại về quyền riêng tư của người dùng ở nhiều nơi bắt đầu xuất hiện và đã có thêm một số quốc gia khác đặt câu hỏi về việc có nên cấm ứng dụng này hay không.
Sẽ cần thêm thời gian để biết xem liệu TikTok có thể bị cấm ở quốc gia nào khác hay không, dù vậy, có thể khẳng định rằng TikTok sẽ tồn tại lâu dài ở nhiều nơi trên thế giới với mức độ phổ biến ngày càng tăng.