Lối chơi của đội tuyển Việt Nam sau thời HLV Park Hang-Seo
Thông tin cần biết - Ngày đăng : 17:00, 23/02/2023
Kể từ khi trở thành huấn luyện viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản vào năm 1998, Philippe Troussier thường xuyên mắng mỏ từng cầu thủ trước mặt cả đội, đây là điều nghiêm khắc hơn so với thời HLV Park Hang Seo khi ông có tính tình ôn hòa với các học trò hơn. Thậm chí, báo chí Nhật từng đặt biệt danh cho Philippe Troussier là "Quỷ đỏ" vì những cơn thịnh nộ đỏ ửng cả mặt của ông khi quát tháo các học trò. Troussier đến Nhật Bản sau một loạt công việc ở châu Phi và đã giúp kết hợp tốt khả năng kỹ thuật của các cầu thủ Nhật Bản cộng thêm sự quyết liệt mà họ thiếu trên bình diện quốc tế, qua đó giành vé vượt qua vòng bảng World Cup lần đầu vào năm 2002 tại kỳ World Cup trên sân nhà.
Troussier được coi là huấn luyện viên đã biến đổi đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật khi dưới sự giám sát cẩn thận của ông, đội tuyển Nhật Bản đã đạt được những thành công lớn nhất cho đến nay, bao gồm chức vô địch đầu tiên tại Cúp bóng đá châu Á năm 2000, vị trí thứ hai tại Cúp Liên lục địa năm 2001 và một vị trí trong vòng 16 đội tại Giải vô địch bóng đá thế giới vào năm 2002. Vậy làm cách nào mà chiến lược người Pháp này có thể huấn luyện đội tuyển Nhật Bản giành được những thành tích vô tiền khoáng hậu như vậy? Theo bản thân người đàn ông này, thì hầu hết mọi thứ đều liên quan đến tâm lý và triết học, đây là điều mà theo Bongdalu nhận thấy tuyển Việt Nam cần cải thiện rõ ràng để mơ về tấm vé dự World Cup 2030.
Troussier bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình một cách nghiêm túc vào năm 1976, chơi cho một số đội ở Pháp cho đến năm 1983 đã có bằng huấn luyện viên. Sau khi ra mắt huấn luyện viên ở Pháp, ông chuyển đến Bờ Biển Ngà vào năm 1989 để làm việc với ASEC Mimosas, bắt đầu sự nghiệp ở Châu Phi bao gồm một số câu lạc bộ nhỏ hơn cũng như các đội tuyển quốc gia ở Nigeria, Burkina Faso và Nam Phi. Chính trong những năm này, ông đã có biệt danh là “Phù thủy trắng” vì khả năng gần như siêu nhiên của mình trong việc biến những đội tương đối vô danh thành những đội bóng đẳng cấp thế giới.
Về phong cách huấn luyện của riêng mình, Troussier luôn giao cho mỗi cầu thủ một chức năng chính xác trong đội, họ phải cố gắng hết sức để chơi đúng vai trò học được giao chứ không cần nhất thiết quá đa năng. Dưới thời HLV Park Hang Seo thì các cầu thủ chạy cánh thường phải đa năng, đá được cả 2 cánh như Văn Thanh hay Văn Hậu, Tấn Tài mới được trọng dụng.
Các tài năng trẻ sẽ được trọng dụng nhiều trên đội tuyển Việt Nam thời gian tới
Từng sử dụng lứa cầu thủ Nhật Bản gồm Shunsuke Nakamura, Shinji Ono hay Junichi Inamoto có độ tuổi trung bình chỉ 24,2 giúp Nhật Bản vô địch châu Á nên Troussier chắc hẳn sẽ lại áp dụng phong cách trọng dụng các tài năng trẻ khi ông nắm quyền tuyển Việt Nam. Các cầu thủ từng tập ở lò trẻ PVF hay từng trải qua các cấp độ trẻ mà ông từng dẫn dắt như hậu vệ Phan Tuấn Tài rất sáng cửa lên tuyển thời gian tới. Tiến Long, Văn Tùng, Văn Khang, Công Đến, Khắc Lương đang là bộ khung của U20 Việt Nam và sẵn sàng là những ngôi sao mới ở tuyển Việt Nam thời gian tới, trong đó Văn Khang với cái kèo trái cực ngoan có thể sẽ là Shunsuke Nakamura mới của Việt Nam.
Troussier từ thời nắm quyền U19 Việt Nam vài năm trước đã áp dụng chiến thuật 3 trung vệ của HLV Park Hang Seo nên rất có thể Quế Ngọc Hải hứa hẹn vẫn sẽ là thủ lĩnh của sơ đồ 3 trung vệ nhưng ông đòi hỏi các trung vệ của mình áp sát các tiền đạo nhanh hơn nên Thành Chung hay Thanh Bình với lối đá dập điển hình sẽ được ưu tiên hơn 2 đàn anh là Duy Mạnh hay Bùi Tiến Dũng.
Việc kiểm soát hoặc chuyền bóng nhanh trong các pha chuyển đổi trạng thái là rất quan trọng ở lối chơi của Troussier và những mẫu tiền vệ box-to-box giàu thể lực như Phạm Đức Huy hay Trọng Đại, cũng như Hồ Khắc Ngọc có thể được trọng dụng trở lại. Lối chơi của Việt Nam cần chủ động kiểm soát bóng hơn là rình rập, du kích chờ thời cơ phản công như thời HLV Park Hang Seo, vì thế các hậu vệ cánh cần có thể lực dồi dào lẫn cầm bóng tốt. Những cái tên dựa theo phân tích bởi Bongdalu cho thấy đang mạnh ở khoản này có thể kể tới Phạm Xuân Mạnh của Sông Lam Nghệ An hay Trần Văn Kiên của Hà Nội.