Hà Nội sẽ công khai cá nhân, tổ chức vi phạm phòng cháy, chữa cháy
Nhịp sống - Ngày đăng : 20:13, 25/01/2023
Ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội - đã ký ban hành kế hoạch triển khai chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường công tác trong tình hình mới.
Kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, các lực lượng và quần chúng nhân dân tham gia công tác PCCC trong tình hình mới; ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan.
Hà Nội xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ, là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, hàng ngày.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về PCCC theo quy định của pháp luật.
Kế hoạch của Hà Nội yêu cầu xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương nếu để các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động khi chưa và để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý của mình.
Tất cả các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định và bắt buộc khắc phục đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
Đáng chú ý, TP Hà Nội yêu cầu công khai các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về PCCC trên Thường xuyên cảnh báo cộng đồng dân cư xung quanh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các cá nhân, tổ chức cố tình đưa dự án, công trình, cơ sở vào sử dụng nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ gây hậu quả nghiêm trọng.
"Việc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trong diện quản lý phải được thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ, đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm", kế hoạch của Hà Nội nhấn mạnh.
UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã liên quan. UBND các quận, huyện, thị xã được giao tăng cường phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ năng an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ, thoát nạn cho người dân.
Phấn đấu trong năm 2023 trên địa bàn Hà Nội mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 1 người được tập huấn kỹ năng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; 100% người làm nhiệm vụ PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý phải được tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
Giám sát, kiểm tra việc triển khai dự án của các chủ đầu tư
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư công trên địa bàn gửi các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã.
Theo đó, đối với các dự án trình HĐND TP Hà Nội phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành cùng UBND các quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư các dự án có liên quan sớm lập hồ sơ trình phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách của TP, của quận, huyện, thị xã để chuẩn bị nội dung kỳ họp thường kỳ, kỳ họp chuyên đề (nếu có) của HĐND TP theo quy định.
Đồng thời tổ chức thẩm định, báo cáo, đề xuất và dự thảo tờ trình của UBND TP báo cáo HĐND TP, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy bảo đảm tiến độ cụ thể.
Đối với các dự án nhóm A, dự án quan trọng phải xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, gửi về UBND TP Hà Nội trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND TP tối thiểu 40 ngày.
Đối với các dự án nhóm B.C, gửi về UBND TP trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND TP tối thiểu 25 ngày.
Hà Nội yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án của các chủ đầu tư, kịp thời xem xét, phối hợp tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc; báo cáo UBND TP những nội dung vượt thẩm quyền để xem xét, chỉ đạo.