Dùng phương pháp “gấu ngủ đông” cứu người đàn ông ngưng tim ngưng thở

Sức khỏe - Ngày đăng : 10:51, 16/01/2023

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngưng tim ngưng thở, khi đưa vào cấp cứu bác sĩ đã dùng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy – hay còn gọi là “gấu ngủ đông” để cứu bệnh nhân qua cơ nguy kịch.
z4042592073815_535f8f09a76e5dc5593b6465306ef67d.jpg

Bệnh viện Đa Khoa khu vực Thủ Đức cho biết, vừa qua tiếp nhận một bệnh nhân là Trần Quang S. (44 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM) nhập viện trong tinh trạng ngưng tim, ngưng thở.

Qua khai thác bệnh sử trước lúc nhập viện một ngày ông S. đau âm ỉ vùng thượng vị không lan, cách nhập viện 3 giờ bệnh nhân đau bụng nhiều, nôn ói, co giật, mê được vợ ấn ngực và đưa vào viện.

z4042591903123_d785069c6fde7dae8f25a6aae485e798(1).jpg

Lúc nhập viện, bệnh nhân đã hôn mê sâu, tím tái toàn thân, da lạnh mạch 0, huyết áp 0. Tại đây, bác sĩ khoa Cấp cứu đã tiến hành hồi sức tim phổi, ấn tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản bóp bóng, sử dụng thuốc vận mạch, thuốc chống loạn nhịp, sốc điện phá rung nhiều lần.

z4042592275814_3c9ec31cfe267ba8d51a7fa9b8a202e3.jpg

Sau đó bệnh nhân được đưa lên hồi sức thở máy, hạ thân nhiệt chỉ huy. Bệnh nhân được được đưa về 330C trong 3 giờ và duy trì ở 330C liên tục 24 giờ. Sinh hiệu bệnh nhân sau đó ấm dần 0,250C mỗi giờ đến khi bệnh nhân đạt 370C, duy trì nhiệt độ 370C thêm ít nhất 24 giờ. Sau đó, bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, thực hiện tốt y lệnh được rút nội khí quản.

Qua cơn nguy kịch, ông S. được chuyển khoa Tim mạch học can thiệp chụp mạch vành, đặt 1 stent và xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường không để lại di chứng.

Bác sĩ khuyên cáo, người dân nên đi khám bệnh định kỳ mỗi 1 -2 lần / năm để tầm soát các vấn đề sức khỏe. Đặc biệt phải đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào để phòng ngừa, việc đến khám khi tình trạng bệnh đã ở mức độ nặng thì điều trị sẽ vô cùng tốn kém, khó khăn.