Bố chồng nằm viện, tôi bị chị chồng móc mỉa vì không vào chăm, chị câm nín khi tôi nói điều này
Gia đình - Ngày đăng : 20:20, 06/01/2023
Đợt vừa rồi chẳng ngờ cả nhà Mẫn đều dính cúm, mà lại càng không ngờ mẹ chồng, người đang bị liệt lại không sao.
Bố chồng sau 1 thời gian ngắn tự chữa ở nhà không đỡ, còn bị ho không dứt, có đờm nhưng không thể khạc ra được, khiến bản thân vô cùng khó chịu.
Vợ chồng Mẫn khuyên: “Bố ơi, bố không thoải mái thì đến bệnh viện khám đi ạ, kẻo để lâu lại sinh bệnh mãn tính”.
Ban đầu bố chồng thấy triệu chứng không quá nặng, không chịu đi. Nhưng ở nhà thêm mấy ngày, cơ thể thực sự không chịu được nữa. Lúc đó mới đòi đi viện.
Chồng Mẫn đưa bố anh đi khám bệnh, kết quả ông bị nhiễm trùng phổi, phải nhập viện. Nhà chồng vốn chỉ có 2 chị em. Hàng ngày chồng Mẫn tự mình kinh doanh 1 cửa hàng bán lương thực, thực phẩm ở chợ, Mẫn thì ở nhà chăm 2 con. Ở nhà chồng Mẫn còn có mẹ chồng. Bà năm nay 60 tuổi, bị liệt nằm một chỗ đã hơn 3 năm. Khi bố chồng chưa nằm viện thì những việc hầu hạ mẹ chồng như cho bà ăn uống, vệ sinh đều là ông làm. Bố chồng nói với Mẫn: “Con cứ chăm sóc tốt hai đứa nhỏ là được rồi. Miễn là bố còn khỏe thì mẹ sẽ không phiền con chăm sóc. Tụi ttrẻ các con bây giờ cũng nhiều khó khăn, bố sẽ cố gắng để không làm khó hai đứa”. Mẫn nghe bố chồng nói, trong lòng vô cùng cảm kích.
Nói chung, công việc hàng ngày của Mẫn ở nhà là tập trung chăm sóc con cái, giặt giũ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Lúc chồng phải đi giao hàng, cô đến trông cửa hàng giúp chồng một lúc. Còn bố chồng thì toàn tâm toàn ý hầu hạ mẹ chồng bị liệt.
Chị chồng Mẫn thì lấy chồng cách nhà chồng Mẫn không xa. Mỗi khi rảnh rỗi, chị đều về nhà đẻ thăm bố mẹ. Chỉ có điều mỗi lần về thăm nhà, chị chưa từng bước vào phòng mẹ mình 1 lần chứ đừng nói là giúp dọn vệ sinh cho mẹ, để bố được nghỉ ngơi 1 chút.
Mỗi lần chị chồng đến đều chỉ ngồi ở sô-pha phòng khách, cùng bố nói chuyện 1 chút rồi phủi mông rời đi. Mấy năm nay chị đều như vậy. Trong mắt người ngoài, chị có vẻ là đứa con hiếu thuận, hiểu chuyện, dăm 3 ngày lại về thăm mẹ bị liệt. Chỉ có Mẫn và nhà chồng mới hiểu được, mỗi lần chị về chỉ là tượng trưng, ngoài miệng hỏi thăm qua loa là xong.
Đợt cúm này, chồng Mẫn là người dính đầu tiên vì ở chợ tiếp xúc với nhiều người. Nhưng anh khỏi bệnh nhanh. Sau đó đến 2 đứa con của Mẫn lây của bố.
Từ ngày bố chồng nằm viện, chồng Mẫn đóng cửa hàng, mỗi ngày đều trực ở bệnh viện, một chút cũng không dám rời. Mẫn thì ở nhà vừa chăm hai con, vừa hầu mẹ chồng bị liệt. Chăm mẹ chồng, Mẫn mới biết bà rất khó hầu, không tự mình làm được nhiều thứ.
Mỗi ngày Mẫn sẽ dậy sớm, tranh thủ chuẩn bị bữa sáng, cho 2 đứa trẻ làm vệ sinh, sau đó sẽ cho mẹ chồng ăn sáng. Mẹ chồng ăn rất chặm, một ngụm thức ăn có thể ngậm trong miệng nửa ngày không nuốt. Xong xuôi, Mẫn lại mau chóng đi chợ về nấu bữa trưa để chồng đúng giờ về lấy đồ ăn mang vào bệnh viện cho bố chồng. Mỗi ngày của Mẫn sẽ đều xoay quanh mẹ chồng và hai đứa con. Mọi thứ không dễ dàng khiến bản thân cô cũng có cảm giác không chống đỡ nổi.
Hôm đó sau khi đút cơm cho mẹ chồng ăn xong bữa trưa, vệ sinh cho bà sạch sẽ, dỗ hai đứa con ngủ trưa, đầu Mẫn thấy choáng váng, muốn chợp mắt 1 lúc. Trong lúc mơ màng, Mẫn nghe thấy có người mở cửa nhà, đến lúc tỉnh dậy thì phát hiện đó là chị chồng. Chị chồng tuy đã lập gia đình hơn 10 năm nhưng vẫn luôn có chìa khóa nhà mẹ đẻ.
Nhìn thấy Mẫn nằm trên giường, chị chồng liền mở miệng chất vấn: “Sao mợ không đến bệnh viện?” Mới đầu Mẫn còn tưởng chị chồng quan tâm đến mình nên đứng dậy, cười trả lời: “Em thấy đỡ nhiều rồi, không có gì nghiêm trọng nên không đến bệnh viện”.
Không ngờ chị chồng phản bác: "Ý tôi là sao mợ không đến bệnh viện chăm sóc bố? Ông nằm viện mấy ngày nay, tôi đều ở viện nhưng chưa từng thấy mặt mợ lần nào. Hóa ra là mợ trốn ở nhà ngủ!”
Mẫn lúc này mới hiểu ý của chị chồng, hóa ra là đang bị chị hỏi tội. Thế nên, cô giải thích: “Trong viện không phải đã có chồng em rồi sao? Hơn nữa ở nhà còn 2 cháu nhỏ, mẹ cũng cần chăm sóc 24/24, không những thế em còn phải nấu cơm để chồng em mang vào viện cho bố. Em nghĩ không cần phải cả nhà đều ở viện, đúng không chị?”
Chị chồng khó chịu: “Mợ không muốn đi thì cũng đừng viện nhiều cớ như vậy. Nếu bây giờ người bệnh là bố đẻ mợ, mợ có nói như vậy không?”
Mẫn nhìn chị chồng 1 bộ dáng vênh váo, ngồi vắt chân trên ghế sô-pha không ngừng lướt điện thoại, không thể nhịn được, nói: “Chị thấy mình hiếu thảo lắm? Mẹ chị bị liệt giường hơn 3 năm nay, mỗi lần về nhà chị đã tận tay xúc cho bà 1 thìa cơm, vệ sinh thân thể cho bà dù chỉ 1 lần chưa? Chị chỉ được cái nói miệng. Chị đã bao giờ thông cảm cho bố chị?
Chị tự hỏi bản thân mình đi, lần nào về chị cũng chỉ ngồi ở ghế sô-pha, cắm đầu vào cái điện thoại rách của chị. Nếu thực sự chị hiếu thảo với bố mẹ như vậy, nếu chị cảm thấy em làm chưa đủ tốt thì hôm nay việc chăm mẹ, chị làm đi, không liên quan đến người ngoài như em. Nhớ nấu cả bữa tối luôn để em trai chị còn kịp về lấy mang vào viện cho bố. Còn hơn chị ở đây nói bóng nói gió tôi không biết hiếu thuận”.
Nói xong Mẫn đánh thức hai con, mặc quần áo cho chúng rồi 3 mẹ con rồng rắn về nhà ngoại nhưng thực ra là đến bệnh viện, để lại chị chồng ú ớ giữa nhà.
*****
Mẫn là nàng dâu, tuy không đến bệnh viện chăm bố chồng nhưng ở nhà làm tốt công việc chăm sóc hai con nhỏ và mẹ chồng bị liệt, còn nấu cơm chờ chồng về lấy mang đến viện cho bố chồng. Đây cũng chính là biểu hiện của sự hiếu thuận.
Nếu không có Mẫn nỗ lực làm tốt công việc ở nhà thì làm sao chồng cô có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc bố chồng ở bệnh viện. Ngược lại, chì chồng chỉ giỏi nói chứ không giỏi làm, sự hiếu thảo chỉ thể hiện qua mấy lời nói sáo rỗng.
Theo V.A - Vietnamnet