Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/12
Tài chính ngân hàng - Ngày đăng : 08:39, 28/12/2022
Diễn biến doanh nghiệp niêm yết
* MCG: Công ty cổ phần Năng lượng và Bất động sản MCG ký hợp đồng chuyển nhượng 6,72 triệu cổ phẩn của Công ty cổ phần Đầu tư Thủy điện Anpha từ ông Nguyễn Ngọc Bình - Chủ tịch HĐQT MCG. Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Anpha của MCG tăng từ 46% lên 61%.
* GMD: HĐQT Công ty Cổ phần GEMADEPT thông qua phương án thay đổi phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu đã được thông qua ngày 22/9/2022. Theo đó, hơn 100 triệu cổ phiếu GMD có tổng giá trị theo mệnh giá là hơn 1.000 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của GMD là hơn 4.000 tỷ đồng.
* DXS: Nghị quyết HĐQT thông qua phương án thay đổi tỷ lệ sở hữu của DXS tại Công ty Cổ phần Đầu tư và dịch vụ Đất Xanh Miền Nam (DXMN). Theo đó, hơn 5 triệu cổ phần, tương đương 16% vốn điều lệ của DXS tại DXMN được bán với giá mỗi cổ phần tối thiểu theo mệnh giá.
* KBC: HĐQT của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc chấp thuận sử dụng tài sản đảm bảo là số dư tiền gửi có kỳ hạn theo Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn giữa Tổng Công ty và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Ngô Quyền (“Vietinbank Ngô Quyền”) với giá trị 285.000.000.000 đồng (“Bảo Lãnh”) cho nghĩa vụ trả nợ của công ty con là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng (“SHP”) vay vốn để hợp tác đầu tư dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Hội (Khu A) – Tỉnh Bình Định tại Vietinbank Ngô Quyền (Khoản Nợ”). Thời hạn bảo lãnh tính từ ngày 27/12/2022 đến khi toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm của SHP đã được thực hiện.
* BAF: Ngày 26/12, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam nhận được thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc giao dịch đầu tiên của lô trái phiếu BAF122029, với tổng số trái phiếu được phát hành là 3.000.000 trái phiếu, tổng vốn huy động 300 tỷ đồng.
* FDC: HĐQT Công ty Cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM thông qua nghị quyết thành lập Hội đồng xử lý nợ để thực hiện xử lý tài chính đối với các khoản nợ phải thu quá hạn.
* DAG: HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á thông qua nghị quyết về việc vay 110 tỷ đồng của ông Nguyễn Bá Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT của DAG nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, thời hạn vay 12 tháng.
* PNJ: Ngày 27/12 HĐQT Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận thông qua việc tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2022. Theo đó, tỷ lệ thanh toán: 6%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 600 đồng). Việc thực hiện quyền tạm ứng cổ tức bằng tiền này không bao gồm số cổ phiếu nhận thêm do phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo danh sách cổ đông chốt ngày 30/12/2022. Thời gian dự kiến thanh toán ngày 30/01/2023, thời gian đăng ký cuối cùng là ngày 9/1/2023.
Diễn biến trong nước và quốc tế tác động đến TTCK
Theo Kitco, thị trường vàng thế giới trong nửa đầu năm 2023 sẽ vấp phải nhiều áp lực khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục đẩy lãi suất lên cao. Ngân hàng trung ương các nước hầu hết cho rằng, giá vàng chỉ tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm 2023.
Trong khi đó, Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu từ 5% đến 7% vào đầu năm 2023 khi nước này phản ứng với việc giá dầu thế giới giảm. Các hợp đồng tương lai xăng và dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cực thấp của Mỹ đều tăng hơn 5% do dự kiến cắt giảm sản lượng lọc dầu và nhu cầu dầu sưởi ấm tăng.
Theo các nhà phân tích, sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trên khắp Trung Quốc đã tác động không nhỏ đến lượng giao dịch chứng khoán, ngay cả việc, Trung Quốc đã gỡ bỏ một phần giới hạn chế phòng dịch. Chỉ số Shanghai Composite đã giảm trở lại gần mức trước khi các nhà chức trách bắt đầu nới lỏng hạn chế vào ngày 11/11 và đã giảm trong suốt 2 tuần qua.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc có hoạt động quốc tế cũng ảm đạm không kém, hoạt động thương mại toàn cầu tiếp tục bị suy giảm trong tháng 12, điều đó đồng nghĩa với việc xuất khẩu của Trung Quốc giảm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức Wolfgang Kubicki tuyên bố hôm 24/12, nước này có thể sớm trở thành quốc gia “phá sản, rối loạn” nếu tiếp tục các chính sách tài chính mất cân bằng. Bên cạnh đó, Đức hiện đang phải trả thêm một số tiền lớn để nhập khẩu năng lượng từ nguồn cung khác ngoài Nga