Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi

Nhịp sống - Ngày đăng : 17:16, 20/12/2022

Hơn 30 năm qua, gia đình ông Mậu vẫn giữ nghề làm hương thủ công truyền thống. Mỗi dịp Tết, gia đình ông sản xuất hàng vạn que hương cung cấp cho thị trường.

Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi

djiexport1671439136263-edited-1671439366734.jpg

Làng Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng với nghề làm hương thủ công. Đây là làng nghề có truyền thống hơn 300 năm tuổi.

Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 2

Trước đây, mỗi dịp Tết Nguyên đán cận kề, về làng Đông Khê, đâu đâu cũng ngào ngạt mùi hương. Tuy nhiên, hiện nay nghề làm hương thủ công ở vùng đất này đang dần bị mai một.

Ở làng Đông Khê còn duy nhất gia đình ông Đoàn Văn Mậu (64 tuổi) vẫn giữ được nét đẹp truyền thống làm hương thủ công.

Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 3

Ông Mậu cho biết, nhờ cách làm thủ công nên hương ở làng Đông Khê có những nét đặc trưng và mùi thơm khác biệt so với các loại hương khác. Có hai loại hương đã tạo nên thương hiệu của làng hương Đông Khê, đó là hương sào và hương tăm.

"Gia đình tôi có truyền thống ba đời làm hương thủ công. Làm hương bằng phương pháp thủ công rất vất vả nhưng đổi lại nó có một nét đặc trưng riêng, tạo nên những nén hương thơm đặc biệt", ông Mậu giải thích.

Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 4
Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 5

Theo ông Mậu, để làm ra cây hương phải mất nhiều công đoạn. Đầu tiên đó chính là xử lý tăm hương, nguyên liệu làm tăm hương được chọn từ thân cây vầu. Cây vầu sau khi lấy về được chẻ nhỏ, phơi khô rồi nhuộm một phần chân.

Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 6
Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 7

Tiếp đến là công đoạn chạy nhựa. Đây là một trong những công đoạn quan trọng để tạo nên mùi thơm đặc trưng của cây hương. Ông Mậu chia sẻ, thông thường gia đình ông sử dụng nhựa của cây trám để làm nguyên liệu.

Nhựa cây trám sau khi sơ chế được trộn với bột than đốt từ thân cây vừng, mía, lá chuối. Hỗn hợp này được đưa vào máy xay nhuyễn, sau đó lăn đều lên thân cây hương.

Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 8

Sau khi lăn nhựa, những người thợ tỉ mỉ dùng tay để lăn bột bài (loại bột tạo nên hương thơm của cây hương).

Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 9

Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công. Đây là nét đặc trưng riêng trong quy trình sản xuất mà gia đình ông Mậu tuân thủ, duy trì suốt nhiều năm qua.

Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 10
Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 11
Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 12

Những nén hương sau khi hoàn tất các công đoạn được mang đi phơi khô. Ông Mậu cho biết, việc làm hương thủ công đôi khi phải trông cậy vào thời tiết. Thông thường, họ sẽ tranh thủ những ngày nắng đẹp để phơi hương.

Người giữ hồn làng nghề làm hương hơn 300 năm tuổi - 13

"Năm nay, thời tiết thuận lợi, gia đình tôi dự kiến sản xuất khoảng 500.000 que hương phục vụ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, trong đó chủ yếu là hương tăm và hương sào.

Hương sào là loại hương đặc trưng của làng Đông Khê. Hiện tại, mỗi cây hương sào có giá bán 7.000 đồng. Về thị trường, sản phẩm của chúng tôi hiện nay đang bán tới nhiều tỉnh thành từ Bắc đến Nam như Đắk Lắk, Gia Lai, Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh...", ông Mậu nói.