Những nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết của người Nhật

Thông tin cần biết - Ngày đăng : 12:00, 19/12/2022

Do sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ từ các nước phương Tây, Nhật Bản đã không còn ăn mừng Tết Âm lịch như hầu hết các nước châu Á khác mà thay vào đó là Tết Dương lịch. Song, một điều thú vị là dù vậy, đất nước mặt trời mọc xinh đẹp vẫn giữ được những văn hóa cốt lõi trong ngày Tết truyền thống của mình.

Trang phục truyền thống ngày Tết

Nhắc đến các trang phục truyền thống nổi bậc và đặc sắc, Kimono của Nhật Bản là một trong những cổ phục không thể thiếu trong dịp này.

Kimono lần đầu được xuất hiện tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 7 dưới dạng những bộ đồ lót. Sau nhiều năm, nó được sáng tạo với những đặc trưng riêng và dần trở nên cầu kỳ hơn. Từ đây, Kimono chính thức trở thành trang phục truyền thống của người Nhật. Hiện nay, Kimono có rất nhiều loại và kiểu dáng khác nhau, thường được mặc trong hầu hết những dịp lễ quan trọng tại đất nước này, đặc biệt vào ngày Tết.

Người Nhật mặc Kimono và ngày đầu năm mới

Đầu tiên, không thể không nhắc đến Tsukesage - dòng Kimono được phái nữ Nhật Bản ưa chuộng bởi màu sắc và thiết kế hoa văn đa dạng. Những họa tiết chạy dọc theo phần thân và lưng áo đem lại vẻ thanh lịch cho người diện. Ngoài ra, màu sắc nổi bậc cũng là lý do khiến Tsukesage Kimono được hầu hết người Nhật Bản yêu thích. Họ thường diện loại cổ phục này vào những dịp lễ quan trọng nói chung và ngày Tết Nguyên Đán nói riêng.

Ngoài Tsukesage Kimono, một số người Nhật lại còn ưa chuộng Furisode Kimono hoặc Tomesode Kimono bởi sự sang trọng và tinh tế mà nó mang lại. Họ cho rằng, khi khoác trên mình loại cổ phục này, họ sẽ thể hiện được sự uy quyền của mình. Người Nhật quan niệm, việc diện Kimono vào những ngày đầu năm mới sẽ đem đến cho chủ nhân niềm may mắn và hạnh phúc.

Người Nhật ăn gì đầu năm mới?

Ẩm thực Nhật Bản thường ngày đã vô cùng đặc sắc và dễ dàng “hớp hồn” bất cứ ai lần đầu nhìn thấy, chính vì thế vào ngày Tết Nguyên đán càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết bởi sự công phu trong từng món ăn.

Đầu tiên, không thể không nhắc đến Osechi ryori - món ăn được các bà nội trợ Nhật Bản dành hết tâm huyết để chuẩn bị. Món ăn này phổ biến với ngày Tết cổ truyền ở Nhật bởi nó ngụ ý cho mong cầu một năm mới bội thu. Ngày xưa, Oshechi chỉ có nimono, rau luộc ăn kèm nước tương hoặc rượu mirin. Thế nhưng, sau thời gian dài phát triển và được người Nhật “cải tiến”, món ăn này giờ đây đã trở nên phong phú hơn với các món ngon như: trứng cá trích mang ý nghĩa ban phước lành cho trẻ em, tôm thể hiện ước mong khỏe mạnh, trường thọ hay củ sen được ví như một loại rau may mắn.

Nền ẩm thực đặc sắc của người dân xứ hoa anh đào

Nhắc đến Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay đến món bánh dẻo mochi. Đây cũng là loại bánh rất được người Nhật ưa chuộng vào những ngày đầu năm mới. Kagami mocha là món ăn được người người dân ở đây sử dụng để gửi gắm những ước mong về một vụ mùa bội thu, cuộc sống sung túc. Nguồn gốc của cái tên Kagami mocha xuất phát từ việc người Nhật xếp hai chiếc bánh đè lên nhau, trên cùng là một trái quýt nhỏ trông như một chiếc gương đồng. Vào những ngày đầu năm mới, mọi người sẽ cùng nhau ngồi lại và nhìn vào “chiếc gương” này để xem lại những gì chưa làm được ở năm cũ.

Cuối cùng là Toshikoshi Soba hay còn gọi là mì trường thọ. Đặc biệt, món ăn này chỉ được người Nhật thưởng thức duy nhất một lần trong năm, đó là vào lúc giao thừa. Ở thời Kamaruka, một ngôi chùa đã dành tặng món mì trường thọ này cho người nghèo. Kể từ đó, Toshikoshi Soba được người Nhật sử dụng vào ngày đầu tiên trong năm mới với mong cầu trường thọ và ấm no.

Tết Nguyên đán 2023, ghé thăm du lịch Nhật Bản để cùng trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo nơi đây bạn nhé.

Để biết thêm chi tiết về tour Nhật Bản cũng như lịch trình cụ thể, du khách tham khảo tại: https://transviet.com.vn/tour/tet-den-xuan-sang-ron-rang-tet---nhat-ban-2781

T/H