Quốc gia nào sẽ hưởng lợi từ giá trần dầu của Nga?
Tin thế giới - Ngày đăng : 08:41, 12/12/2022
Chuyên gia này tin rằng những hạn chế do Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khởi xướng sẽ không gây hại cho Nga. Ngoài ra, các nước mua dầu thô sẽ được mua nguyên liệu thô với giá ưu đãi. Đặc biệt, như ông Lacalle chỉ ra, Trung Quốc sẽ có thể mua nhiều dầu hơn của Nga với mức chiết khấu tốt.
“Nếu G7 thực sự muốn làm tổn hại đến tài chính và xuất khẩu của Nga, thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế và cạnh tranh hơn nên được khuyến khích”, ông Lacalle lưu ý.
Tuy nhiên, theo ông Lacalle, quá trình ngược lại đang diễn ra, các nước G7 tiếp tục tạo rào cản đối với đầu tư năng lượng, cũng như đưa ra các quy định hạn chế và môi trường sai lầm, điều này càng khiến việc đảm bảo đa dạng hóa và an ninh nguồn cung trở nên khó khăn hơn.
Mới đây, Giám đốc công ty đầu tư Navigator Principal Investors của Mỹ Kyle Szostak cho rằng, do những hạn chế áp đặt lên giá dầu, đặc biệt là dầu Brent, giá có thể tăng lên 150 USD/thùng.
Trước đó, quyết định áp đặt trần giá đối với dầu của Nga, được đưa ra bởi các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), G7 và Australia, có hiệu lực vào ngày 5/12. Theo đó, trần giá dầu được đặt ở mức 60 USD/thùng.
Dầu mỏ của Nga chỉ được phép vận chuyển đến các nước thứ 3 bằng tàu chở dầu của G7 và EU, cũng như các công ty bảo hiểm và tổ chức tín dụng khi dầu được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá trần nói trên.
Vì các công ty vận chuyển và bảo hiểm quan trọng của thế giới đều có trụ sở tại các nước G7, nên mức trần này có thể khiến Nga khó bán dầu với giá cao hơn. Mức giá trần sẽ được xem xét mỗi 2 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 1/2023.
Bình luận về quyết định này, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, Nga sẽ không chấp nhận mức trần giá dầu, ngay cả khi phải cắt giảm sản lượng. Ông Novak nói thêm rằng những hạn chế như vậy là sự can thiệp vào các công cụ thị trường, Nga sẵn sàng chỉ làm việc với các nhà tiêu dùng sẽ làm việc theo điều kiện thị trường.
Trong bối cảnh Liên minh châu Âu vẫn đang loay hoay với giá dầu, thì hôm 9/12 Nga đã để ngỏ khả năng báo cắt giảm sản lượng dầu để đáp trả việc các nước phương Tây áp mức giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga.
Phát biểu với báo giới sau hội nghị thượng đỉnh Liên minh Kinh tế Á-Âu tại Kyrgyzstan Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: "Sau một số quyết định phi thị trường có hại được cho là hành động dại dột đối với tất cả mọi người, kể cả người tiêu dùng.
Bởi vì người tiêu dùng cần hiểu rằng, nếu họ cứ khăng khăng đòi mức giá mà họ hài lòng, thì ngay cả khi họ đạt được mức giá này, giá cả sẽ giảm xuống nhưng các khoản đầu tư sẽ bị ảnh hưởng giảm xuống 0, cuối cùng giá cả sẽ lại tăng vọt và đánh vào người tiêu dùng - những người đưa ra các giải pháp như vậy.
Và như tôi đã nói rồi, đơn giản là chúng tôi sẽ không bán dầu cho những quốc gia đưa ra quyết định như vậy. Chúng tôi sẽ cân nhắc các giải pháp, nếu cần, chúng tôi có khả năng cắt giảm sản lượng dầu mỏ".
Bình Minh (lược dịch)