Vì sao thai nhi được sống trong nước ối 10 tháng mà da không bị tổn thương?
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 07:58, 12/12/2022
Chúng ta đều biết, trẻ sơ sinh trước khi sinh ra sống trong bọc ối. Trẻ có thể sinh tồn mà không cần hô hấp bằng phổi. Sau khi sinh, da em bé thường trắng bệch, nhăn nhèo, thậm chí lâu ngày còn bong tróc. Nhiều người mẹ thắc mắc không biết vì sao khi thai nhi được ngâm trong nước ối 10 tháng mà da không hề bị tổn thương. Đến lúc sinh ra, bé rất dễ bị phát ban, nổi mẩn và nhiều tổn thương khác.
Nguyên nhân chính là do tình trạng da của em bé trước và sau khi sinh hoàn toàn khác nhau, có hai điểm mấu chốt giúp thai nhi có thể ở trong nước ối 10 tháng mà không gặp bất kỳ vấn đề gì về da.
1. Áp suất thẩm thấu giữa cơ thể và nước ối
Làn da của con người chúng ta sẽ trở nên trắng bệch và nhăn nheo sau khi ngâm nước lâu. Nguyên nhân chủ yếu là do lớp sừng trên bề mặt bị trương nở sau khi hấp thụ quá nhiều nước. Điều này phần lớn là do độ ẩm và các thành phần cấu trúc của da người khác với môi trường bên ngoài nên áp suất thẩm thấu được hình thành và da phồng lên do hấp thụ nước.
Nhưng thành phần của nước ối trong tử cung lại hoàn toàn khác. Tuy là nước nhưng nước ối lại khác với nước mà chúng ta tiếp xúc. Nước ối chứa nhiều khoáng chất, muối vô cơ và các chất vi lượng khác
2. Lớp mỡ trắng bảo vệ da của trẻ
Với sự lớn lên và phát triển của thai nhi, cơ thể trẻ dần hình thành và tích tụ một lớp mỡ trắng dày từ tuần thứ 19. Chúng ta đều biết rằng chất béo có một mức độ kỵ nước nhất định, có thể bảo vệ làn da của thai nhi không bị hấp thụ quá nhiều nước và nhăn nheo trong nước ối.
Vì vậy, cho dù thai nhi phải sống trong nước ối 10 tháng thì lớp mỡ bảo vệ này cũng có thể ngăn cách tốt sự tiếp xúc giữa da và nước. Lớp màng này sẽ trở thành hàng rào bảo vệ sau khi thai nhi được sinh ra.
Do đó, thai nhi có thể tồn tại trong nước ối của tử cung trong 10 tháng vì thành phần nước ối tương tự như dịch tế bào của con người và da của thai nhi cũng có thể duy trì trạng thái ban đầu dưới trạng thái cân bằng áp suất thẩm thấu. Ngoài ra, lớp mỡ trắng dưới da của thai nhi có thể giúp bảo vệ cơ thể của trẻ.
Sau khi sinh, thành phần của nước mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày khác với thành phần của nước ối nên đương nhiên không thích hợp để tiếp xúc lâu dài với da người và em bé không có lớp mỡ dày bảo vệ.
Theo Emdep.vn