Thời sự 24 giờ: Bắt giam trợ lý Phó Thủ tướng vì liên quan vụ Việt Á

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 01/12/2022

Ông Nguyễn Văn Trịnh - trợ lý Phó Thủ tướng đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Bắt trợ lý Phó Thủ tướng vì liên quan vụ Việt Á

Liên quan đến vụ Việt Á, ông Nguyễn Văn Trịnh - trợ lý Phó Thủ tướng, đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Đây là vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

11b-2949-16560684363701723677678-16560718778651002566988.jpeg

Xem thêm: Tổng Bí thư: "Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, có những vụ ghê gớm lắm"

Cũng theo Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định ông Nguyễn Văn Trịnh, trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ đã lợi dụng vị trí công tác can thiệp, tác động các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tại Bộ Y tế để Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm Covid-19 trái quy định pháp luật, giúp Công ty Việt Á tiêu thụ sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 tại các đơn vị, địa phương, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Xem thêm: "Quả bom" Việt Á đã phát nổ ở Hải Dương như thế nào?

Hành vi của ông Nguyễn Văn Trịnh phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngày 30/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Văn Trịnh về tội danh trên.

Xem thêm: Thủ đoạn xóa dấu vết của Phan Quốc Việt trong vụ Việt Á

Ông Nguyễn Văn Trịnh từng giữ Hàm Vụ trưởng - Thư ký Phó Thủ tướng, được bổ nhiệm trợ lý Phó Thủ tướng vào tháng 12/2018. Liên quan đến vụ Việt Á, đến nay Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an các tỉnh đã khởi tố trên 100 bị can.

Cựu Giám đốc BV Mắt bị đề nghị 8-9 năm tù

Sau hơn hai ngày xét xử, phiên xét xử cựu Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM Nguyễn Minh Khải và các đồng phạm bước vào phần tranh luận.

Tại phiên tòa, các bị cáo cũng đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Bị cáo Nguyễn Minh Khải đã có lời xin lỗi về những sai phạm của mình và xin khắc phục hậu quả ngay tại phiên tòa.

vienmat-817.jpg

Xem thêm: Gây thiệt hại 14,2 tỷ và lời bao biện của cựu Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM

đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Khải 8-9 năm tù ; bị cáo Võ Thị Chinh Nga (nguyên Phó giám đốc, Tổ trưởng tổ chuyên gia), Nguyễn Quốc Toản (nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, Chủ tịch Hội đồng đánh giá hàng mẫu) 3-4 năm tù. Các thuộc cấp khác của ông Khải cũng bị đề nghị từ 12 tháng 8 ngày tới 3-4 năm tù.

Xem thêm: Bệnh viện Mắt TP.HCM xin giảm nhẹ tội cho cựu giám đốc

Theo truy tố, năm 2018, Bệnh viện Mắt tổ chức thực hiện gói thầu “mua sắm thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu năm 2018” để mua sắm vật tư phục vụ điều trị, khám chữa bệnh.

Trên cơ sở trúng thầu, ông Khải ký các hợp đồng mua 14.800 thủy tinh thể của Công ty Tâm Hợp, Công ty Hào Tín gần 50 tỷ đồng, khiến bệnh viện và người bệnh phải chi trả chênh lệch hơn 14,2 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chênh lệch tăng hơn 5,2 tỷ đồng, người bệnh đã thanh toán chênh lệch tăng gần 9 tỷ đồng.

Vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: 20 doanh nghiệp được Bộ Công an gỡ phong tỏa tài sản

Theo báo Tiền Phong, ngày 30/11, CQĐT Bộ Công an đã thực hiện gỡ phong tỏa tài sản cho 20 công ty trong số 762 công ty bị bộ này tạm dừng giao dịch tài sản, để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

to-a-nha-va-n-thi-nh-pha-t.png

Xem thêm: Hà Nội "đóng băng" tài sản hơn 760 pháp nhân liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát

Sở KH-ĐT Hà Nội đã có thông báo tạm dừng biến động tài sản của 762 công ty liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gồm: gồm: bất động sản, cổ phần, vốn góp, cổ phiếu… thuộc sở hữu của các bị can, cá nhân, công ty liên quan trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án.

Xem thêm:Gia tộc giàu có Trương Mỹ Lan: Bí ẩn từ 'Hồ sơ Panama' đến hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Trong số này, đa phần là các công ty cổ phần và một số công ty trách nhiệm hữu hạn; có nhiều tên công ty bằng tiếng nước ngoài xen lẫn tên công ty bằng tiếng Việt.

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ hồi cuối tháng 10, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết vụ án tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông, bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm là “một trong những vụ án khó và rất khó, rất khó trong cả quá trình đối với lực lượng thực thi pháp luật trong cả quá trình điều tra, trinh sát và khởi tố vụ án”.

Bộ GD-ĐT cân nhắc không xét tuyển đại học sớm năm 2023

Báo cáo về tuyển sinh và đào tạo khối ĐH, CĐ sư phạm mới đây, Bộ GD-ĐT ẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình cũng như kế hoạch tuyển sinh, trong đó có thể xem xét không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm nay (trừ các trường đặc thù), mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT - tuyển sinh đợt 1. Bên cạnh đó, có thể rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1.

1c6d753a5778be26e769.jpg

Xem thêm:'Vỡ trận' tuyển sinh đại học, có trường không tuyển được thí sinh nào

Bộ cũng lưu ý các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế hiện hành; tránh làm phức tạp, rắc rối với thí sinh.

Nói về công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT cho biết, về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm nay, đồng thời tăng cường một số giải pháp kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn các thí sinh trong quá trình xét tuyển.

Xem thêm: 'Nhiều phương thức xét tuyển gây khó cho thí sinh và hệ thống'

Bộ cũng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống chung cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Giá vé máy bay Tết tăng cao

Giá vé máy bay Tết 2023 đang tăng vọt cả chiều đi và đến từ TP Hồ Chí Minh, thậm chí có chặng giá vé đang cao gấp 3-5 lần so với ngày thường khiến nhiều người lo lắng, hàng ngày 'săn tìm' mua vé giá rẻ để có thể về quê đón Tết cùng gia đình.

Xem thêm: Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay để cung ứng thêm vé dịp Tết

Khảo sát trên một số trang bán hàng bán vé online của Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways… giá vé khứ hồi các chặng đi và đến từ TP Hồ Chí Minh trong dịp Tết Nguyên đán từ ngày 20/1/2023 (tức 29 Tết) đến 26/1 (mùng 5 Tết) đang ở mức cao, bình quân khoảng 5 - 7 triệu đồng/vé khứ hồi. Giá một cặp vé khứ hồi chặng bay về Hà Nội trong ngày đầu của kỳ nghỉ Tết và quay trở lại TP Hồ Chí Minh vào ngày cuối cùng đang ở mức 6,5 - 7 triệu đồng nếu bay Vietnam Airlines; với Vietjet hay Bamboo Airways cũng khoảng trên dưới 5,5 triệu đồng.

Theo đại diện hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách dịp Tết Nguyên Đán 2023, hãng đã mở bán vé từ rất sớm trong tháng 9, với số chỗ dự kiến tăng gấp 1,5 lần so với Tết 2020 (thời điểm chưa có dịch COVID-19). Từ thời điểm mở bán vé Tết 2023 cho đến nay, lượng khách hàng đã đặt chỗ bay Tết tăng 30-50% so với cách đây 3 năm (giai đoạn chưa có dịch) và hành khách chủ yếu chọn bay từ 20 tháng Chạp đến 9 tháng Giêng. Các đường bay có lượng khách mua vé lớn là Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa, Huế.

Đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh, dự kiến trong cao điểm dịp Tết từ ngày 8/1 đến 7/2 (tức từ 17 tháng chạp tới 18 tháng giêng), sân bay sẽ đón mỗi ngày khoảng 120.000 lượt khách.

Tổng hợp