Có gì ở Cameroon – nước châu Phi lập kỷ lục dự World Cup nhiều nhất?
Dòng chảy - Ngày đăng : 12:00, 24/11/2022
Xem thêm: Toàn cảnh về Thuỵ Sĩ – đất nước ‘thiên đường dưới trần gian’
Cameroon sẽ chạm trán Thuỵ Sĩ trong bảng G lúc 17h ngày 24/11 tại World Cup 2022. Trước giờ bóng lăn, hãy cùng tìm hiểu về đất nước nắm giữ nhiều kỷ lục nhất tại châu Phi.
Tên nước bắt nguồn từ người Bồ Đào Nha
Cameroon từng là một thuộc địa Đức. Sau Thế chiến thứ nhất, Đức bại trận, Cameroon bị chia thành hai xứ: Cameroun thuộc Pháp và Cameroons thuộc Anh.
Cameroon là nước lớn thứ 53 thế giới (sau Turkmenistan). Tổng diện tích Cameroon là 469,440 km² (181,252 mi²), dân số rơi vào khoảng 20 triệu người.
Những cư dân đầu tiên tại nước này được cho là người Baka, còn gọi là người Pygmy. Nhiều người Baka sống gần sông Sanaga và kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác đã giúp họ trở thành những người chèo thuyền tài ba, những người săn bắt cá giỏi giang. Thuyền của người Baka là thuyền độc mộc, đục rỗng từ một thân gỗ lớn.
Ngay từ nhỏ, trẻ em trai đã được bố cho đi bắt cá cùng. Nên bất cứ cậu thiếu niên nào cũng biết chèo thuyền, bơi lặn rất giỏi và bắt cá cũng thuần thục. Đàn ông Baka chuyên săn bắt, cả trên rừng lẫn dưới sông. Họ mang thực phẩm về nhà mỗi ngày. Còn phụ nữ thì làm tất thảy mọi việc trong nhà, trong đó một việc rất quan trọng là dạy dỗ con gái đảm đương được công việc nhà chồng mai sau.
Vào thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha ghé đây nhưng không lưu lại lâu dài. Di sản của người Bồ Đào Nha để lại là nguồn gốc của tên quốc gia Cameroon.Sau khi tìm thấy nhiều tôm ở Sông Wouri, người Bồ đặt tên vùng đó là rio dos camaroes, có nghĩa là "dòng sông tôm". Vì thế cái tên Cameroon xuất phát từ từ camarão, "tôm" trong tiếng Bồ Đào Nha.
Cameroon được gọi là "châu Phi thu nhỏ" vì có mọi điều kiện khí hậu và thực vật chính của lục địa: núi non, sa mạc, rừng mưa, đồng cỏ savannah, dải đất ven biển. Đất đai và khí hậu ở phía nam thuận lợi cho việc trồng cấy các loại cây như dừa, cà phê, và chuối.
Các con sông ở phía nam bị ngắt quãng bởi những thác nước dốc đứng, nhưng các địa điểm đó rất thích hợp để phát triển thủy điện. Cửa sông Wouri là bến cảng cho thành phố cảng biển chính của đất nước, thành phố Douala. Ở phía bắc, sông Benoué chỉ cho phép giao thông đường thủy theo mùa từ Garoua tới Nigeria.
Chính trị ổn định, kinh tế, giáo dục phát triển tốt nhất châu Phi
So với các nước Châu Phi khác, Cameroon có nền chính trị và xã hội ổn định, tạo thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, giao thông, lâm nghiệp, và công nghiệp dầu khí. tay một nhóm thiểu số chính trị theo sắc tộc.
Cameroon là một trong những nước đông dân nhất tại châu Phi. Sự hạ giá các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này — dầu mỏ, dừa, cà phê, và bông — ở giữa thập niên 1980, cộng với một đồng tiền tệ được đánh giá quá cao, tham nhũng tràn lan cũng như quản lý kinh tế kém cỏi đã dẫn tới sự lạm phát kéo dài một thập kỷ.
Người Kirdi và người Matakam ở các vùng núi phía tây sản xuất ra các loại đồ gốm riêng biệt. Các mặt nạ có nhiều uy quyền của Bali, theo hình dạng đầu voi, thường được sử dụng trong những dịp tang lễ và các bức tượng Bamileke nhỏ được tạc có mặt người hay động vất. Người Tikar nổi tiếng vì có những chiếc tẩu trang trí rất đẹp, người Ngoutou nổi tiếng về các mặt nạ hai mặt và người Bamum về các mặt nạ cười.
Sau khi giành độc lập Cameroon đã sử dụng hai hệ thống giáo dục riêng biệt. Hệ thống Đông Cameroon dựa trên mô hình của Pháp, Tây Cameroon dựa trên mô hình của Anh. Hai hệ thống này đã được sáp nhập với nhau năm 1976. Các trường dòng Thiên chúa giáo luôn đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục.
Cameroon nổi tiếng vì có một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất châu Phi. Giáo dục tiểu học là tự do và bắt buộc. Những con số thống kê cho thấy 70% trẻ em trong độ tuổi 6-12 tới trường, trong khi 79% dân cư Cameroon biết đọc, viết.
Đất nước này có nhiều viện đào tạo giáo viên và kỹ thuật. Mức giáo dục cao nhất là trường Đại học Yaoundé.
Chơi gì ở Cameroon?
Khu bảo tồn Dja Faunal: Đây là một khu dự trữ động vật, có sự đa dạng các loài, cùng với nhiều loài đang bị đe dọa. Khu bảo tồn nằm trên ranh giới của sông Dja, gần như bao quanh hoàn toàn (ngoại trừ khu vực phía đông) khiến nó trở thành một khu rừng nhiệt đới lớn và được bảo vệ tốt nhất tại châu Phi.
Với hơn 1.500 loài thực vật nổi tiếng trong khu bảo tồn, hơn 107 loài động vật có vú, các loài linh trưởng cùng hơn 320 loài chim trên một diện tích 5.260 cây số vuông.
Thị trấn Bafut: là một trong hai khu vực còn tồn tại chế độ cai trị đất nước theo kiểu truyền thống. Người Bafut xây dựng cung điện cho vua của họ (gọi là Fon của Bafut). Cung điện của vua Bafut hiện trở thành điểm đến thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Cung điện từng nằm trong danh sách 100 điểm đến đang có nguy cơ biến mất nhất năm 2016 của Quỹ di sản thế giới.
Vườn quốc gia Waza: được thành lập năm 1934 như là một khu bảo tồn săn bắn, và bao gồm tổng cộng 1.700 km2. Waza đạt được công viên vườn quốc gia vào năm 1968, và trở thành khu dự trữ sinh quyển của UNESCO vào năm 1979.
Đến Cameroon ăn gì?
Ẩm thực Cameroon đặc trưng do có sự đa dạng trong dân tộc, đặc biệt là sự pha tạp từ các dân tộc Bantus, Semi-bantus và Shua-Arabs.
Ndolé là món ăn quốc gia của Cameroon, gồm các loại hạt hầm, cá hoặc thịt bò. Các món ăn cũng có thể chứa tôm. Nó được ăn với đậu lăng, bobolo (một món ăn của Cameroon được làm bằng sắn lên men hoặc sắn lên men và bọc trong lá)...
Kondres là một bữa ăn rất phổ biến, kỳ lạ, rất ngon ở Cameroon. Nó được biết đến rộng rãi như Kondres và có nguồn gốc từ phía tây của Cameroon - đặc biệt là trong bộ lạc bamelieke.
Ở Trung Phi, đặc biệt là Cameroon, loại bánh mì có màu vàng được bày bán khá nhiều. Nó được làm từ hạt cacao, đậu đũa nghiền thành bột, gói trong lá chuối và hấp chín. Đặc biệt, bên trong có nhân tôm, chả cá, ớt, mùi thơm độc đáo.
Tập tục ăn đất
Cameroon là nơi nhập cư của nhiều người từ các quốc gia khác đến trong những cuộc di dân, nên cũng đa dạng về dân tộc, có tới 200 nhóm ngôn ngữ khác nhau.
Ở một số vùng hoang mạc, vùng núi cao người già vẫn duy trì một số tập tục rất khó giải thích, trong đó có tục ăn đất.
Phụ nữ nước này khả năng ăn đất sét trắng (kaolin). Không ít người cao tuổi ở quê ăn kaolin hàng ngày. Tại nhiều ngôi chợ, người ta vẫn bán đất sét trắng như bán rau hay hoa quả.
Nhiều người ở hoang mạc Cameroon ăn đất sét trắng, nhưng chủ yếu là phụ nữ lúc mang thai. Giáo sư Đại học Cornell (Mỹ), bà Sera Young- người đã trải qua 2 năm nghiên cứu và phân tích gần 500 tài liệu hiện đại và lịch sử về hành vi ăn đất thì hiện tượng đó không chỉ có ở Cameroon, tại Tanzania cũng có.
Bà cho rằng phụ nữ khi mang thai thiếu một chất gì đó trong cơ thể chỉ có thể tìm được trong kaolin. Đất sét trắng này được ăn sau khi đã ướp một số loại gia vị, trong đó có hạt tiêu giã nhỏ.
Một số loại đất sét có chứa một số khoáng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ví dụ, 100 gam đất sét trắng cung cấp 15 mg cancium, 48 mg sắt, 42 mg kẽm, một lượng nhỏ đồng và một số nguyên tố. Có lẽ đó là lý do mà những người bị chứng thiếu máu hay ăn đất sét.
Hành vi ăn đất được coi là hiện tượng gắn liền với văn hóa dân tộc cho nên không bịđánh giá bất thường.
Lễ hội ở Cameroon
Cameroon có những lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc của người dân bản địa.
Cuối mỗi mùa mưa gần hồ Chad, người Wodaabe tổ chức Cure Salee - lễ hội của dân du mục. Đây là cuộc thi sắc đẹp của các chàng trai. Họ mặc trang phục lộng lẫy nhất, trang điểm và đeo trang sức, đứng chờ các cô gái đánh giá. Răng và tròng mắt trắng được ca ngợi, do đó những người tham dự thường cố gắng cười hết cỡ.
Festival National des Arts et de la Culture (FENAC): FENAC là lễ hội lớn nhất ở Cameroon không có liên kết tôn giáo. Đơn giản chỉ là một lễ kỷ niệm nghệ thuật sôi động của đất nước, các nghệ sỹ từ khắp nơi trên thế giới giúp đỡ để phát triển sự kiện và quảng bá di sản phong phú của khu vực.
Ngondo Festival: Trong tháng 12, Ngondo là một lễ kỷ niệm của một trong nhiều dân tộc Cameroon. Tổ chức tại thành phố Douala, mục tiêu chính của lễ hội là giới thiệu nghệ thuật và văn hoá của người Sawa, những người chủ yếu sống ở vùng ven biển của khu vực.
Chợ nhạc châu Phi: Những người yêu âm nhạc chắc chắn nên tham dự Thị trường Âm nhạc châu Phi hoặc Le Kolatier, nó được gọi là colloquially ở Cameroon. Lễ hội diễn ra hai năm một lần tại Douala là một buổi tập hợp tuyệt vời của một số nhạc sĩ châu Phi tốt nhất trong khu vực.