Phân luồng sau khi cầu Thủ Thiêm 2 thông xe khiến phát sinh nhiều khu vực ùn tắc
Nhịp sống - Ngày đăng : 09:44, 14/11/2022
Kể từ 28/4, cầu Thủ Thiêm 2 nối TP. Thủ Đức với Quận 1 đưa vào hoạt động, một số tuyến đường ở quanh khu vực này cũng đã được Sở GTVT TPHCM điều chỉnh lại. Tuy nhiên, việc phân luồng này đến nay đang nhận được nhiều phản ánh về tình trạng “Thông chỗ này thì lại ùn ức chỗ khác”.
Trước đây, đoạn đường Đinh Tiên Hoàng (từ Lê Duẩn đến Nguyễn Thị Minh Khai) được phép lưu thông 2 chiều. Sau khi thông xe cầu Thủ Thiêm 2 đoạn đường này đã được điều chỉnh còn 1 chiều theo hướng đường Tôn Đức Thắng đi Điện Biên Phủ.
Tương tự, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm lưu thông 1 chiều, hướng đi từ Lê Duẩn ra Nguyễn Thị Minh Khai nay đổi chiều đi ngược lại. Theo nhiều người, kể từ khi điều chỉnh hướng đi mới, từ nhiều luồng đổ dồn về khiến đường Nguyễn Thị Minh Khai quá tải.
Vào giờ cao điểm, từ giao lộ là Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm thường xuyên có tình trang xe máy lấn làn và thậm chí leo cả lề để đi rất nguy hiểm tiền ẩn nguy cơ TNGT là rất cao.
Anh Lê Minh – Quận 1, TP.HCM đến đón con tại trường Nguyện Bỉnh Khiêm chia sẻ: "Từ ngày đổi chiều đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thì khu vực này đi lại rất khó khăn nhất là trong giờ cao đểm đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đông xe. Tôi hy vọng cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xem xét lại phương án phân luồng như thế nào cho hợp lý chứ như thế này rất là bất tiện".
Anh Tống Văn Nghiêm – Quận 1, TP.HCM chạy xe ôm thường xuyên có mặt ở khu vực này cho biết: "Từ lức đổi chiều ngược lại của đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thì khu vực này kẹt xe nhiều hơn trước nhất là tại giao lộ Nguyện Thị Minh Khai – Nguyễn Bỉnh Khiêm".
Còn anh Vũ Hải Sơn - làm việc tại tòa nhà VTV, Số 7 Nuyễn Thị Minh Khai, quận 1 (TP.HCM) cho rằng, công tác tổ chức phân luồng giao thông khu vực này kể từ khi cầu Thủ Thiệm 2 đưa vào hoạt động:
"Phân luồng giao thông và có thêm cầu Thủ Thiêm 2 thì mọi người đều nghĩ rằng sẽ giảm được áp lực cho các tuyến xung quanh, nhưng từ ngày có cầu Thủ Thiêm 2 thì áp lực đường Nguyễn Thị Minh Khai từ Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm đột nhiên trầm trọng hơn rất nhiều .
Tại sao chúng ta phải giảm áp lực trên cầu Thủ Thiêm 2 trong khi cầu Thủ Thiêm 2 rất vắng mà lại dồn hết xe buýt, xe 4 chỗ, kể cả xe máy dồn hết lên đường Nguyễn Thị Minh Khai, áp lực rất kinh khủng đặc biệt là giờ cao điểm. Cái tuyến vỉa hè này nát bét từ khi phân luồng lại. Tôi cho rằng cực kỳ bất hợp lý".lý".
Theo các chuyên gia giải bài toán ùn tắc giao thông ở thành phố lớn như TP.HCM là rất khó, trong khi đó đó tính đồng bộ thì ở hầu hết các thành phố lại đang thiếu, và phương tiện giao thông công cộng còn chưa hấp dẫn, chưa đáp ứng được.
Cụ thể ở đây là tính kết nối giữa trung tâm với bờ Đông của thành phố bằng cầu Thủ Thiêm 2. Thời gian gần đây khu vực này phát triển đô thị quá nhanh, tập trung nhiều nhà cao tầng, khu nhà ở cao cấp đã kéo theo lượng lớn người dân và phương tiện, trong đó ô tô tăng rất mạnh. Trong khi dự án giao thông như cầu Thủ Thiêm 2 lại là câu chuyện của hơn 10 năm trước.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng: "Mình phải nghiên cứu nhu cầu của họ, họ đi lại như thế nào, họ vao khu trung tâm là chính hay đi ra ngoại thành là chính.
Việc làm của họ ở đâu và từ đó chúng ta phải xử lý vấn đề giao thông và chắc chắn là phải ưu tiên cho giao thông công cộng chứ bài toán giao thông hiện giờ vẫn còn mang tính đối phó là chính tức là thấy kẹt xe người ta thử nghiệm phân luồng, đổi chiều những tuyến đường này kia và nó mang tính thử nghiệm nhiều hơn.
Mình phải nhìn ở tầm nhìn dài hạn về quy hoạch giao thông chứ không thể nhìn ở tầm nhìn ngắn hạn và nếu có kẹt xe này kia có thể một phần là do cách tổ chức phân luồng và đó chỉ là những giải pháp tình thế cần phải điều chỉnh xử lý".
Theo ông Ngô Hải Đường – Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM, khi cầu Thủ Thiêm 2 đưa vào hoat động thì giao lộ Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng sẽ tập trung rất nhiều các loại phương tiện. Do đó, việc mở giao lộ Nguyện Du với Tôn Đức Thắng cũng như tổ chức lại giao thông một chiều đường Nguyễn Du thì sẽ giảm bới lưu lượng cho giao lộ Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng.
Bên cạnh đó việc tổ chức giao thông đường Đinh Tiên Hoàng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thì cũng giảm bớt áp lực cho giao lộ Tông Đức Thắng và Lê Duẩn cũng như giao lộ Nguyện Thị Minh Khai – Đinh Tiên Hoàng.