Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể khi kinh tế khó khăn?‏

Thông tin cần biết - Ngày đăng : 15:00, 09/11/2022

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh covid-19, xung đột vũ trang… nền kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng và có dấu hiệu suy thoái. Do đó, kinh tế trong nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực khiến rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Trong hoàn cảnh này, doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?‏

Tạm ngừng kinh doanh và giải thể khác nhau như thế nào?‏

‏Theo khoản 1, điều 41 Nghị định 01/2021 NĐ-CP,‏tạm ngừng kinh doanh‏ là doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không chấm dứt tư cách pháp nhân. Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp không phải đóng thuế, không phải nộp tiền BHXH và thanh toán lương cho người lao động. ‏

‏Theo khoản 6, điều 41, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, giải thể là tình trạng doanh nghiệp chấm dứt tư cách pháp nhân cũng như các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp. Tất cả các nghĩa vụ về thuế, tiền lương, BHXH, các khoản vay… doanh nghiệp cần phải hoàn thành trước khi giải thể. ‏

Nên chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?‏

‏Tình trạng khủng hoảng kinh tế đã khiến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Việc lựa chọn giải thể hoặc chỉ tạm ngừng kinh doanh sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp.‏

‏Nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không còn đủ khả năng để phục hồi sản xuất, kinh doanh, không có khả năng thanh toán tiền lương và BHXH cũng như các chi phí khác thì nên lựa chọn giải thể. Khi đã giải thể, muốn trở lại hoạt động thì phải thành lập một doanh nghiệp mới. ‏

‏Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp vẫn đủ khả năng tài chính để phục hồi sản xuất, có kế hoạch tái cơ cấu, có chiến lược kinh doanh mới, số lượng người lao động ít hoặc không có thì nên lựa chọn tạm ngừng kinh doanh. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh ngắn gọn và nhanh chóng hơn thủ tục giải thể. ‏

Ưu điểm khi tạm ngừng kinh doanh‏

- Không phải kê khai thuế.‏

- ‏Không phải nộp thuế môn bài.‏

- Không phải nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán năm.‏

- Vẫn giữ được thâm niên hoạt động của công ty.‏

- Thời gian tạm ngừng kinh doanh là 1 năm. Có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần. Tổng thời gian tạm ngừng liên tiếp không quá 2 năm. ‏

- Có thể nộp hồ sơ hoạt động trở lại bất cứ khi nào có nhu cầu.‏

- Thời gian nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chỉ trong vòng 3 ngày.‏

Quy trình tạm ngừng kinh doanh‏

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có:‏

- Thông báo tạm ngừng kinh doanh.‏

- ‏Quyết định tạm ngừng kinh doanh, bản sao biên bản họp của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên.‏

- Những doanh nghiệp tư nhân thì không cần quyết định và biên bản họp của hội đồng.‏

‏Sau khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp đến phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Bộ hồ sơ hợp lệ sẽ được thông qua và gửi giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh chỉ sau 3 ngày làm việc. ‏

‏Để thủ tục tạm ngừng kinh doanh được nhanh chóng, hợp pháp, tránh xảy ra những lỗi không đáng có và phải chịu phí phạt, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn dịch vụ tạm ngừng kinh doanh được hỗ trợ bởi ‏dịch vụ doanh nghiệp Song Kim‏.‏

‏Khách hàng chi cần cung cấp bản chụp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thời gian bắt đầu tạm ngừng, tất cả các thủ tục còn lại sẽ được Song Kim đảm nhiệm và hoàn thành trong thời gian nhanh nhất. ‏

‏Khi sử dụng dịch vụ do Song Kim cung cấp, khách hàng sẽ được tư vấn cách tạm ngừng kinh doanh tối ưu nhất, chi phí tiết kiệm nhất và tận tình kiểm tra, nhắc nhở những lưu ý về thuế, phí môn bài, báo cáo tài chính…‏

Song Kim cam kết:‏

- Phí dịch vụ 700.000 VNĐ, không phát sinh.‏

- ‏Thời gian thực hiện: 1 ngày thu thập thông tin, hoàn thiện hồ sơ và 3 ngày làm việc để Sở kế hoạch đầu tư HCM trả kết quả.‏

Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Dịch vụ Doanh Nghiệp Song Kim

Địa chỉ: 2/1/9 Đường số 84 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, Tp.HCM
Số điện thoại: (028) 66 744 447 - Hotline: 0908 714 741
Email: info@ketoansongkim.vn

T/H