Bé chậm tăng cân, mẹ phải làm sao để cải thiện?
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 20:27, 29/10/2022
Chính vì vậy con chậm tăng cân luôn là điều mà các bậc phụ huynh lo lắng, sốt ruột tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.
# Vì sao bé chậm tăng cân?
Trẻ chậm tăng cân có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là những lý do điển hình như dưới đây:
1. Chế độ ăn không đáp ứng đúng nhu cầu:
Bé ăn không đủ nhu cầu hayc bé ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân hoặc tăng cân chậm hoặc không tăng cân do chế độ ăn thiếu đa dạng, dẫn đến việc thiếu dưỡng chất để phát triển. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh chủ yếu bú hoặc uống sữa công thức cũng vậy.
- Với trẻ bú sữa mẹ: Mẹ ít sữa, bị mất sữa hoặc sữa không đủ dinh dưỡng do chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng… Hoặc mẹ cho trẻ bú không đủ lượng sữa theo khuyến nghị và cho trẻ bú không đúng cách.
- Với trẻ bú sữa công thức: Mẹ chọn loại sữa công thức không phù hợp với độ tuổi hoặc khẩu vị khiến trẻ lười bú, bú ít so với khuyến nghị. Hoặc mẹ pha sữa quá loãng chưa đủ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần. Hoặc mẹ pha sữa quá đặc gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa khiến trẻ không hấp thu được dưỡng chất để phát triển.
2. Mẹ mắc sai lầm khi chế biến thực phẩm, cho trẻ ăn uống
Khi thấy bé chậm tăng cân, đa phần các bạn mẹ sẽ tẩm bổ cho bé thêm nhiều các loại thực phẩm giàu chất đạm. Vì cho rằng ăn nhiều thực phẩm giàu protein sẽ tốt cho trẻ chậm tăng cân. Đây là sai lầm thường mắc phải của bậc phụ huynh khi nuôi con.
Chẳng hạn, mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đạm vô tình khiến trẻ trở nên biếng ăn, chưa kể còn ảnh hưởng đến gan và thận do phải làm việc quá sức. Lạm dụng nước hầm xương, thịt để nấu cháo, chế biến món ăn cho trẻ (không cho con ăn cả “xác” thực phẩm) vì nghĩ rằng loại nước này giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ. Thực chất, nước hầm xương chứa rất ít dưỡng chất.
3. Trẻ mắc các vấn đề bệnh lý
Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn non yếu cộng với thời tiết, môi trường sống thiếu lành mạnh nên dù được chăm sóc và bảo vệ cẩn thẩn thì một chút lơ là vẫn rất dễ khiến trẻ mắc bệnh hoặc trẻ bị các bệnh lý bẩm sinh về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp… Đó là một nguyên nhân lớn dẫn đến việc trẻ chậm tăng cân và nếu kéo dài còn dẫn đến tình trạng trẻ chậm lớn, thậm chí là thấp còi và suy dinh dưỡng.
4. Chứng biếng ăn – kén ăn:
Tình trạng lười/chán hoặc biếng ăn ở trẻ cũng khiến cân nặng đứng yên một chỗ mãi không tăng. Do biếng ăn nên các dưỡng chất nạp vào cơ thể không đủ cho sự phát triển, vận động hàng ngày vì vậy khiến trẻ chậm tăng cân.
5. Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất
Thực tế, có không ít trường hợp bé chậm tăng cân, thấp bé so với các bạn cùng tuổi do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo hoặc thiếu hụt vitamin và khoáng chất quan trọng đối với sự phát triển như sắt, kẽm, canxi, kali, vitamin A, B, D… Khi đó, mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ và bổ sung những yếu tố này kịp thời qua ăn uống hoặc các thực phẩm hỗ trợ bổ sung cho trẻ.
6. Trẻ quá hiếu động
Hiếu động hoặc hiếu động quá mức bình thường sẽ khiến tốc độ trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, điều này khiến cơ thể trẻ tiêu hao nhiều năng lượng. Việc cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng trong khi lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể không đủ, thiếu hụt cũng sẽ khiến trẻ chậm tăng cân. Việc ham chơi và mất tập trung khi ăn làm trầm trọng thêm tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.
# Bé chậm tăng cân phải làm sao?
Đây luôn là câu hỏi trăn trở của rất nhiều cha mẹ có con trong tình trạng chậm tăng cân, gầy yếu. Và để cải thiện tình hình, không phải cứ ép bé ăn thật nhiều là được mà mẹ cần có sự điều chỉnh toàn diện và nhất quán ở nhiều mặt, cụ thể như sau:
1. Cần chế độ ăn đa dạng, cân bằng
Trẻ nhỏ thường thích ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn vặt nghèo dưỡng chất. Để giúp bé tăng cân nhanh, mẹ hãy đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ:
- Chất đạm từ các loại thịt nạc, cá, hải sản, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ…
- Tinh bột đường từ các thực phẩm lành mạnh như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, các loại bánh giàu dinh dưỡng, trái cây…
- Chất xơ từ rau củ quả tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên cám…
- Chất béo từ dầu ô liu, trái bơ, phô mai, trứng, sữa chua…
- Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, trái cây, ngũ cốc, sữa được bổ sung vitamin và khoáng chất…
2. Chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ chậm tăng cân
Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân còn có thể là do ăn quá nhiều trong một bữa dễ khiến bé bị ngấy, khó tiêu, lâu dần dẫn đến chậm tăng cân. Thay vì để bé ăn nhiều trong một bữa, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. Mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 2-3 giờ để đảm bảo dạ dày bé tiêu hóa hết thức ăn, đồng thời tạo thời gian vừa đủ để khiến bé đói và hào hứng ăn khi đến bữa tiếp theo.
3. Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa
Bên cạnh sữa mẹ thì sữa công thức, sữa uống hay các chế phẩm từ sữa cũng rất cần thiết trong chế độ ăn uống của trẻ, nhất là trẻ đã qua giai đoạn sơ sinh. cũng là sản phẩm không thì sữa và các chế phẩm từ sữa là đáp án bạn cần biết. Đây là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, rất phù hợp với trẻ nhỏ do có thành phần cân đối, hợp lý. Không chỉ là nguồn cung cấp đạm, sữa còn bổ sung canxi giúp bé phát triển xương và răng chắc khỏe.
Mẹ có thể cho bé uống loại sữa phù hợp hoặc dùng chế phẩm từ sữa chất lượng như phô mai, sữa chua thay cho 1-2 bữa phụ mỗi ngày. Hãy chọn sữa có bổ sung lợi khuẩn giúp củng cố hệ lợi khuẩn trong ruộtm giúp bé tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, giảm nguy cơ nhiễm bệnh về đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, giúp con phát triển thể chất tốt hơn.
4. Cho bé uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, uống đủ nước giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, phần nào sẽ khắc phục được tình trạng trẻ chậm tăng cân. Mẹ hãy đảm bảo bé được cung cấp đủ nước và sữa mỗi ngày.
5. Không nên ép trẻ ăn dù bé chậm tăng cân
Nhiều phụ huynh chọn cách ép trẻ ăn, thậm chí la rầy, quát mắng trẻ trong bữa ăn. Điều này sẽ khiến bé hình thành nỗi sợ với thức ăn và không còn hứng thú với việc ăn uống. Vì vậy, thay vì ép con ăn, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân bé chán ăn, thay đổi cách chế biến, cho bé thử nhiều món ăn mới lạ, rủ bé cùng đi chọn thực phẩm và phụ mẹ chế biến món ăn để bé hào hứng hơn với món ăn do chính mình làm ra…
6. Vận động thể chất đầy đủ
Đây là một cách tăng cân cho trẻ đơn giản. Vận động giúp bé tăng cường trao đổi chất, xây dựng hệ cơ xương khớp khỏe mạnh, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Bé vận động nhiều, tiêu hao năng lượng nhanh cũng sẽ thèm ăn và ăn khỏe hơn khi đến bữa. Hãy khuyến khích con ra ngoài chơi, nô đùa cùng bạn bè mỗi ngày, thường xuyên dẫn bé đi bơi, đi công viên…
Theo V.K (tổng hợp) - Vietnamnet