Cổ phiếu lên đỉnh lịch sử, gia đình đại gia Việt có hơn 2 tỷ USD

Tài chính ngân hàng - Ngày đăng : 16:28, 24/10/2022

Con trai ông trùm bất động sản phía Nam Novaland Bùi Thành Nhơn chi hàng trăm tỷ đồng để mua cổ phiếu tại đế chế địa ốc số 2 tại Việt Nam.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (NVL) vừa có thông báo giao dịch cổ phiếu của người có liên quan tới người nội bộ của công ty. Theo đó, ông Bùi Cao Nhật Quân, con trai  Chủ tịch HĐQT Novaland Bùi Thành Nhơn, đã mua vào thành công hơn 3,3 triệu cổ phiếu NVL theo điều kiện phát hành cổ phiếu của công ty.

Với mức giá phát hành 59.200 đồng/cp, ông Bùi Cao Nhật Quân đã bỏ ra khoảng gần 200 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu NVL, nâng số lượng nắm giữ NVL lên 45,7 triệu cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 4,296% cổ phần Novaland).

Tính theo giá thị trường, số cổ phiếu Novaland ông Quân đang nắm giữ có giá trị 3.765 tỷ đồng.

Tính chung, cả gia đình ông Bùi Thành Nhơn đang nắm khoảng 58,5% cổ phần của Novaland, trị giá khoảng 51 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 2,2 tỷ USD).

Trước đó, hồi cuối tháng 1, CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc Nova đã chốt quyền phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 89:7 (1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua, 89 quyền mua được mua 7 cổ phiếu mới) với giá phát hành là 59.200 đồng/cp.

Tổng cộng đã có hơn gần 77,7 triệu cổ phiếu được phân phối. Thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu từ ngày 28/1 đến ngày 18/2/2021.

Ông Quân sinh năm 1982, tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh - Đại học Western Washington (Mỹ). Ông làm việc tại Novaland từ năm 2007, khi 25 tuổi, nhưng hiện không nắm giữ vị trí điều hành nào ở Novaland.

{keywords}
Ông Bùi Cao Nhật Quân và ông Bùi Thành Nhơn.

Trong khoảng 2 năm gần đây, Novaland bổ sung một loạt nhóm ngành nghề liên quan đến dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đại gia địa ốc hàng đầu Việt Nam Novaland có chiến lược tấn công vào lĩnh vực du lịch, giải trí đầy tiềm năng và khả năng sinh lời lâu dài.

Đây vốn là lĩnh vực có sức hút đặc biệt đối với nhiều đại gia hàng đầu tại Việt Nam, với sự tham gia của nhiều ông lớn như: Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, Sun Group của ông Lê Viết Lam hay FLC của ông Trịnh Văn Quyết... Tuy hơn 1 năm qua, du lịch Việt Nam chìm trong khó khăn do đại dịch Covid-19, song tiềm năng của lĩnh vực này vẫn rất lớn.

Novaland đã có những dự án du lịch nghỉ dưỡng lớn như: NovaHills Mũi Né Resort & Villas (Phan Thiết, Bình Thuận), Avani Cam Ranh Resort & Villas (Khánh Hòa)...

Gần đây, Novaland cũng tham gia vào mảng bất động sản sân golf. Novaland đã ký kết hợp tác cùng Công ty Greg Norman Golf Course Design phát triển bốn sân golf mang thương hiệu Greg Norman trong chuỗi quần thể du lịch nghỉ dưỡng tại Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phan Thiết...

Ông Bùi Thành Nhơn hiện là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Novaland. Đại gia này đang trực tiếp nắm giữ gần 217 triệu cổ phiếu NVL (20,4%), trị giá gần 17,9 nghìn tỷ đồng. CTCP Novagroup đang nắm giữ 213 triệu cổ phiếu NVL, tương đương 20,1% cổ phần). Cổ đông lớn thứ 3 là CTCP Diamond Properties (nắm giữ hơn 114 triệu cổ piếu NVL, tương đương 10,75%).

Đây là 2 công ty do ông Nhơn cùng vợ và 2 con nắm giữ. Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của nhà ông Nhơn tại 2 công ty này không được công bố, nhưng trước khi Novaland lên sàn hồi cuối 2016, nhà ông Nhơn nắm giữ 100% vốn tại đây.

Nếu tỷ lệ vẫn được nắm giữ như cũ, tổng cộng ông Nhơn và gia đình đang nắm giữ gần khoảng 2,2 tỷ USD.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index ở quanh ngưỡng 1.160 điểm.

Theo BVSC, VN-Index dự kiến vẫn sẽ dao động trong vùng được giới hạn bởi cận trên là vùng cản 1.185-1.200 điểm và cận dưới 1.150-1.155 điểm. Diễn biến của thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo chiều hướng giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen trong phiên, kèm theo đó là sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Biến động của thị trường thế giới sẽ là yếu tố tác động đến diễn biến của thị trường trong giai đoạn này.

Ngoài ra, áp lực bán ròng liên tục trong một thời gian dài của khối ngoại cũng đang tạo ra những ảnh hưởng nhất định đối với nhà đầu tư trên thị trường. Nếu hiện tượng này còn kéo dài, áp lực cung trên thị trường có thể sẽ gia tăng mạnh khiến thị trường đối mặt với rủi ro giảm điểm ngắn hạn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/3, chỉ số VN-Index giảm 6,3 điểm xuống 1.161,97 điểm; HNX-Index tăng 1,41 điểm lên 264,83 điểm. Upcom-Index tăng 0,12 điểm lên 79,54 điểm.

V. Hà