Thời sự 24 giờ: Tranh cãi đề xuất CSGT mặc thường phục, Kiểm lâm Nghệ An bị tố gọi người đánh lái xe

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 22/10/2022

Tranh cãi quanh đề xuất cho lực lượng CSGT được mặc thường phục làm nhiệm vụ, Kiểm lâm Nghệ An bị tố gọi người đánh lái xe khi đang kiểm hàng.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đến Thủ đô Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21-22/10.

sg-press-1666315728171_11zon.jpg

Tháp tùng trong chuyến thăm này còn có bà Armida Salsiah Alisjahbana, Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP); ông Selwin Hart, trợ lý và cố vấn đặc biệt c về hành động khí hậu, cam kết chuyển đổi xanh; bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam.

Xem thêm: Việt Nam là đối tác quan trọng của Liên Hợp Quốc

Đây là chuyến thăm quan trọng của người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất thế giới, như phát biểu của ông António Guterres trước chuyến thăm, đó là thể hiện thông điệp mạnh mẽ về sự coi trọng của Liên hợp quốc đối với quan hệ đối tác Việt Nam.

Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm, theo chương trình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres sẽ hội đàm với Chủ tịch nước; đến chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ông sẽ dự lễ kỷ niệm 45 năm Việt Nam - Liên hợp quốc cùng một số hoạt động khác.

Bộ GTVT và Bộ Y tế có tân Bộ trưởng

Chiều 21/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông báo, Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu ông Ngô Văn Tuấn - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách Kiểm toán Nhà nước làm Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Đồng thời, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế; phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.

nguyen-van-thang-1666337792846_11zon.jpg
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng.

Xem thêm: Tân Bộ trưởng Y tế nói gì sau khi nhậm chức?

Với đa số phiếu đại biểu tán thành, sáng 21/10, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Văn Thể.

Lý do miễn nhiệm chức Bộ trưởng GTVT với ông Nguyễn Văn Thể như trả lời của Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường là "theo nguyện vọng cá nhân và sự phân công của cơ quan thẩm quyền".

Xem thêm: Những thách thức chờ tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải

Ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức Bộ trưởng GTVT với ông Nguyễn Văn Thể, Bộ Chính trị đã quyết định điều động, phân công ông giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.

Xem thêm: Những chia sẻ đầu tiên của tân Bộ trưởng GTVT

Vì sao cựu Chủ tịch, cựu phó Bí thư tỉnh Bình Dương kháng cáo?

Liên quan đến vụ thao túng "đất vàng" ở Bình Dương, có 4 bị cáo đã làm đơn kháng cáo, trong đó có ông Trần Thanh Liêm (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương).

300183842-2610887325709135-5841746386272810815-n-902-623.jpeg
Phiên toà sơ thẩm xét xử vụ thao túng "đất vàng" ở Bình Dương. 

Xem thêm:Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Trong đơn kháng cáo, các bị cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bối cảnh, mức độ thực hiện và hậu quả hành vi phạm tội của từng người; đề nghị Tòa cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo như: lần đầu phạm tội, có nhiều thành tích trong công tác, không có động cơ vụ lợi, khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra trong việc làm rõ vụ án…

Trước đó, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt ông Trần Thanh Liêm mức án 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Xem thêm: "Bị quy kết là hợp thức hóa đau lòng lắm!"

Trong vụ án này, ông Trần Thanh Liêm cùng các bị cáo thuộc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương bị xác định đã làm trái các quy định của pháp luật khi không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất đối với khu đất 145 ha lúc cổ phần hóa doanh nghiệp, gây thất thoát cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn 4.030 tỷ đồng.

Tranh cãi đề xuất CSGT mặc thường phục làm nhiệm vụ

Bộ Công an mới công bố dự thảo lần 2 Thông tư quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung, quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT để lấy ý kiến trong 2 tháng, từ giữa tháng 10.

icdn.dantri.com.vn-2022-10-20-_csgt-1666064587994-1666253772827(1).jpg

Trong đó, Bộ Công an đề xuất lực lượng CSGT được bố trí cán bộ mặc thường phục để dùng thiết bị nghiệp vụ giám sát tình hình giao thông, phát hiện người vi phạm. Khi phát hiện, CSGT mặc thường phục báo ngay cho lực lượng kiểm soát công khai mặc trang phục công an, đeo số hiệu xử lý…

Xem thêm:Đâu phải bắt tội phạm mà cải trang!

Vấn đề này đang thu hút sự quan tâm và tranh luận của độc giả, trong đó phân chia rõ luồng quan điểm đồng tình hay còn băn khoăn ở nhiều khía cạnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, vai trò, trách nhiệm của CSGT là tuyên truyền nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, chứ không phải bắt tội phạm mà cần phải cải trang.

Theo Luật sư Trần Xuân Tiền cho rằng, quy định này có thể dẫn đến một số bất cập nhất định trong quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật. Cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam để ban hành và áp dụng đề xuất.

Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Thị Xuyến, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc mặc thường phục khi làm nhiệm vụ là của Cảnh sát hình sự nhằm bắt giữ tội phạm hình sự. CSGT cứ công khai mà làm việc, tăng cường lắp đặt nhiều camera giám sát, trưng dụng các hình ảnh camera của người dân. Thậm chí ngành công an cần tính đến chuyện trả phí cho các hình ảnh phục vụ công tác đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự. Có như thế mới tận dụng được nguồn lực trong dân và khuyến khích tự giác.

Chuyển công an điều tra 2 thương nhân ‘quên' nộp 24 tỷ vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã chính thức điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ ngày 21/10. Cụ thể, với vùng 1, giá xăng RON95 tăng thêm 340 đồng/lít, lên mức 22.340 đồng/lít. Xăng RON92 tăng thêm 200 đồng/lít lên mức 21.490 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu tăng mạnh do diễn biến giá dầu thế giới trong thời gian qua tăng liên tục ở mức cao. Dầu diesel 0.05S tăng 600 đồng/lít lên mức 24.780 đồng/lít.

Xem thêm: giá xăng dầu tiếp tục tăng

Ngày 21/10, Bộ Công Thương đã cung cấp thông tin về cuộc làm việc tại TP. HCM của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên với Công ty Xăng dầu khu vực II thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, qua thống kê có những ngày cao điểm nhất cũng chỉ có khoảng trên 200 cửa hàng bán lẻ không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.

Nếu so với tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước, con số này chỉ chiếm hơn 1% và đặc biệt là quan sát kỹ hơn thì thấy hiện tượng này chỉ có xảy ra ở một vài địa bàn là TP. HCM và một vài tỉnh ĐBSCL. Điều này đã đặt ra câu hỏi: tại sao hiện tượng này không xảy ra ở các nơi khác?, tại sao chỉ có hơn 1% cửa hàng xăng dầu tạm ngưng mà dư luận lại cho là khủng hoảng hệ thống phân phối xăng dầu trong cả nước?

Xem thêm: Chỉ có hơn 1% cửa hàng xăng dầu đóng cửa nhưng… 'rối loạn'?

Liên quan đến việc một số thương nhân đầu mối xăng dầu dừng hoạt động nhưng không nộp số dư vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Công ty CP Xăng dầu Thái Sơn B.Q.P, (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM), Công ty CP Dương Đông Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đôn đốc nộp số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Điều tra 2 thương nhân ‘quên' nộp 24 tỷ vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Lý do là các doanh nghiệp này không còn tiếp tục hoạt động với vai trò là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Tổng số tiền mà hai doanh nghiệp này chưa nộp là hơn 24 tỷ đồng.

Đóng hầm Thủ Thiêm 3 đêm để thử nghiệm chữa cháy

Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM cho biết từ 23h đến 4h các ngày 23-25/10, đơn vị sẽ đóng hầm Thủ Thiêm để thử nghiệm hệ thống chữa cháy tự động.

Dự án Đầu tư lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bên trong đường hầm Thủ Thiêm được khởi công năm ngoái với kinh phí khoảng 95 tỷ đồng đã cơ bản hoàn thành. Đây là hệ thống phun sương áp lực cao, tự động phát hiện và chữa cháy khi hỏa hoạn mới bùng phát.

xe-may-o-to-chay-thang-tap-qua-vuot-song-lon-nhat-viet-nam-3-895.jpg

Xem thêm: Đóng hầm Thủ Thiêm trong 3 đêm thử hệ thống chữa cháy

Hệ thống có thể phân chia khu vực sự cố thành các vùng nhỏ để tăng độ chính xác khi xử lý và tự động điều khiển đầu phun theo kịch bản được lập trình.

Sau khi hoàn tất thử nghiệm, nghiệm thu sẽ bắt đầu khai thác. Việc tự động khống chế và dập lửa khi mới phát sinh giúp tăng khả năng kiểm soát, hạn chế cháy lan, góp phần bảo vệ kết cấu công trình.

Kiểm lâm Nghệ An bị tố gọi người đến đánh tài xế

Ngày 21/10 trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại hình ảnh một người đàn ông xông vào đánh tài xế trước sự chứng kiến của lực lượng kiểm lâm Nghệ An đang kiểm tra xe tải.

Trong lúc hai bên đang nói chuyện thì một người đàn ông đứng giữa hai cán bộ kiểm lâm tát người trên xe tải. Thấy vậy, một người ở trên xe tải liền lao vào xô xát với người đàn ông này rồi lên xe đóng cửa và cho rằng "cán bộ kiểm lâm gọi người tới đánh dân".

kiem-lam-nghe-an-bi-to-goi-nguoi-danh-tai-xe-lai-xe-1_11zon.jpg

Ngoài ra, trong phần bình luận còn có video to tiếng qua lại giữa cán bộ kiểm lâm với tài xế.

Xem thêm: Kiểm lâm Nghệ An bị tố gọi người đến đánh lái xe

Trong đó lúc nói chuyện, cán bộ kiểm lâm gọi tài xế là "đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp. Riêng chiếc xe này đã chở rất nhiều hàng lậu. Hôm nay, đối tượng này cố tình gây khó khăn cho đội kiểm tra". Người trên xe tải cho rằng vị cán bộ kiểm lâm này "vu khống" khi gọi là "đối tượng buôn lậu".

Sau khi đoạn video clip được đăng tải đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhiều người đề nghị ngành kiểm lâm vào cuộc kiểm tra để làm rõ sự việc.

Trao đổi với báo chí, ông Hồ Sỹ Trung - đội trưởng Đội cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An - cho biết đơn vị đã nắm được thông tin về đoạn video trên. Sự việc xảy ra trên đường tránh TP Vinh vào chiều 20/10.

Theo ông Trung, người đàn ông đánh tài xế không liên quan gì đến tổ công tác hay lực lượng kiểm lâm. Người đàn ông đó đi ngang qua, thấy bức xúc trước lời nói của tài xế, không kiềm chế được nên tát tài xế.

Tổng hợp