Điều chưa biết về nghi lễ đăng quang của Vua Charles

Dòng chảy - Ngày đăng : 01:00, 14/10/2022

Vua Charles chính thức xác lập triều đại trong lễ đăng quang diễn ra ngày 6/5/2023. Một số nghi thức sẽ được lược bớt, đơn giản hơn ngày Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi trị vì nước Anh.

Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, Thái tử Charles trở thành người kế vị ngai vàng. Ông sắp lập nên triều đại mới bằng lễ đăng quang vào năm tới. Buổi lễ lịch sử diễn ra vào ngày 6/5/2023. Theo Cung điện Buckingham, buổi lễ bắt nguồn từ truyền thống lâu đời và lễ giáo, đồng thời phản ánh vai trò của nhà vua ngày nay và hướng đến tương lai.

Theo Mirror, tuyên bố của Cung điện Buckingham đồng nghĩa với việc buổi lễ gồm các yếu tố cốt lõi truyền thống suốt 1.000 năm qua, đồng thời công nhận tinh thần của thời đại mới. Dưới đây là những điều cần biết về ngày trọng đại của nước Anh.

0-state-opening-of-parliament-20-1837.jpeg
Vua Charles trị vì nước Anh sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời. Ảnh: Getty.

Ngày Vua Charles chính thức đội vương miện

Lễ đăng quang của Vua Charles diễn ra ngày 6/5/2023 tại Tu viện Westminster. Người tiến hành nghi lễ là Tổng giám mục Canterbury. Tu viện đã chứng kiến ​​38 lần đăng quang của các nhà vua, nữ hoàng Anh từ thời William the Conqueror ngày 25/12/1066.

Điều bất ngờ là buổi lễ diễn ra vào thứ bảy. Theo truyền thống, lễ đăng quang không tổ chức vào cuối tuần. Ngày 6/5 cũng là sinh nhật của Harry và con trai Archie. Cháu trai của Charles lên 4 tuổi đúng dịp lễ đăng quang của ông nội.

10-state-opening-of-parliament-20-3788.jpeg
Lễ đăng quang của Vua Charles dự kiến kéo dài một giờ. Ảnh: Getty.

Ngoài ra, người dân Anh không có thêm ngày nghỉ. Theo kế hoạch của Vua Charles, đây chỉ là buổi lễ đăng quang nhỏ gọn. Sau các cuộc thảo luận cấp cao với chính phủ Anh, cùng với việc xem xét các yếu tố bao gồm trùng với các sự kiện thể thao, các bộ trưởng đồng ý rằng việc có thêm ngày nghỉ rất khó xảy ra.

Các kế hoạch cho lễ đăng quang được biết đến với mật danh Chiến dịch Golden Orb. Họ đặt ra kế hoạch chi tiết cho buổi lễ. Công tước Norfolk, người tổ chức tang lễ cho Nữ hoàng Elizabeth II, cũng có vai trò dàn dựng lễ đăng quang.

Theo thông tin của Mirror, Hoàng tử William - người thừa kế ngai vàng - đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch cho buổi lễ. William chính thức trở thành Hoàng tử xứ Wales vào tháng 9. Nhưng các thông tin cho thấy Harry không có lễ tấn phong chính thức giống Thái tử Charles năm 1969.

Quy định trong lễ đăng quang

Năm 1953, lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II chứng kiến 8.000 người tập trung ở Tu viện Westminster để tham dự. Các kiến trúc sư thiết kế chỗ ngồi đặc biệt tăng số lượng ghế từ 2.000 lên 8.000.

Trong lễ đăng quang của Vua Charles, Tu viện chỉ giữ nguyên sức chứa thông thường là 2.000 người. Hàng trăm quý tộc và nghị sĩ sẽ bỏ lỡ ngày trọng đại. Hiện tại, danh sách khách mời vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt là sự có mặt của Harry và Meghan.

Về trang phục, người được mời đến lễ đăng quang dự kiến mặc vest thay vì áo lễ như sự kiện cách đây 70 năm. Theo truyền thống, những bộ trang phục cực kỳ trang trọng, liên quan đến áo choàng và lông thú.

0-queen-elizabeth-ii-death-6847.jpeg
Hoàng tử William đóng vai trò quan trọng trong lễ đăng quang của Vua Charles. Ảnh: PA.

Lễ đăng quang của Charles dự kiến có quy mô nhỏ và ngắn hơn so với Nữ hoàng Elizabeth II, có thể chỉ kéo dài một giờ thay vì hơn ba giờ. Điều này được cho là làm hài lòng khán giả truyền hình. Gần 70 năm trước, lễ đăng quang của Nữ hoàng kéo dài ba giờ và có khoảng 27 triệu người theo dõi trực tiếp.

Trong ngày trọng đại, Charles được thoa dầu thánh, nhận quả cầu, nhẫn và quyền trượng. Nhà vua cũng được trao vương miện và ban phước trong buổi lễ lịch sử.

Vua Charles được Đức Tổng giám mục xức dầu và tuyên thệ "duy trì và bảo tồn quyền bất khả xâm phạm khu định cư của Giáo hội Anh, cũng như tôn thờ giáo lý, kỷ luật và chính phủ, cũng như luật pháp được thiết lập ở Anh".

Camilla cũng được xức dầu thánh và trao vương miện, giống với vợ của Vua George VI vào năm 1937. Hồi tháng 2, Nữ hoàng tán đồng, thông qua quy định phong Công tướng xứ Cornwall thành Vương hậu Consort nếu Charles lên ngôi. Theo các phụ tá hoàng gia, khi kết hôn với Charles, Camilla không muốn trở thành vương hậu dù đó là điều bắt buộc.

Các nghi lễ truyền thống và vương miện hùng vĩ

Theo Mirror, một chi tiết tuy nhỏ nhưng quan trọng có thể bị loại bỏ khỏi lễ rước. Do lo ngại trước tình hình kinh tế thế giới khó khăn, việc dâng vàng cho nhà vua theo truyền thống lâu đời khó xảy ra.

Trong lễ đăng quang năm 1953, nữ hoàng nhận một miếng vàng. Nguồn tin nói trong thời đại mọi người đều cảm thấy khó khăn, điều này nhiều khả năng không xảy ra.

Các truyền thống cổ xưa như Tòa án yêu sách, nơi quyết định ai có quyền thực hiện một số vai trò nhất định, cũng được cho là sẽ bị ảnh hưởng. Song, những nghi lễ quan trọng khác vẫn được tiến hành, nhất là việc xức dầu cho nhà vua - người tuyên thệ với người dân Anh.

1-js257666956h-920.jpeg
Vua Charles và Vương hậu Camilla cùng được trao vương miện trong lễ đăng quang. Ảnh: Getty.

Điều mà người dân muốn thấy trong lễ đăng quang là khoảnh khắc tân vương đội vương miện. Hiện tại, nhiều nguồn tin cho thấy Charles sẽ đội vương miện của St Edward. Đây là vương miện được Charles II đội vào năm 1661, thay thế cho vương miện thời Trung cổ bị nấu chảy năm 1649.

Theo Royal Collection Trust, vương miện được làm từ bộ khung bằng vàng nguyên khối với hồng ngọc, thạch anh tím, ngọc bích, ngọc hồng lựu, đá topaz và đá tourmaline.

Nhiều nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng Vương hậu Camilla đội vương miện được trao cho Thái hậu năm 1937. Vương miện đính 2.800 viên kim cương và được Thái hậu mang trong lễ đăng quang con gái là Nữ hoàng Elizabeth II năm 1953.