Thời sự 24 giờ: Bộ Công thương nêu lý do thiếu hụt nguồn cung xăng, DN muốn Bộ minh bạch số liệu, xét xử kẻ đóng đinh vào đầu cháu bé 3 tuổi
Xã hội - Ngày đăng : 07:06, 13/10/2022
Xét xử kẻ đóng đinh vào đầu cháu bé 3 tuổi gây tử vong
Hôm nay (13/10), TAND TP Hà Nội đưa vụ bé gái 3 tuổi ở Thạch Thất bị đóng đinh vào đầu ra xét xử. Bị cáo Nguyễn Trung Huyên (SN 1992, ở Thạch Thất, Hà Nội) bị đưa ra xét xử tội Giết người và Cố ý gây thương tích.
Xem thêm: Xét xử kẻ đóng đinh vào đầu bé gái 3 tuổi gây tử vong
Theo cáo buộc, năm 2012, chị Nguyễn Thị Luyến (SN 1995, ở huyện Thạch Thất, Hà Nội) kết hôn với anh Đỗ Hữu Chung (1984) và có 3 con chung, trong đó có cháu Đỗ Ngọc Ánh (sinh ngày 18/2/2018).
Quá trình sống cùng mẹ con chị Luyến, Huyên nhiều lần hành hạ, đánh đập và giết cháu Ánh để không phải nuôi dưỡng, không để bé gái 3 tuổi làm ảnh hưởng đến cuộc sống của Huyên và nhân tình.
Xem thêm: Ngày đền tội của ác nhân bắn đinh vào đầu cháu bé ở Thạch Thất
Huyên đóng liên tiếp nhiều cái đinh vào vùng đỉnh đầu của cháu Ánh. Mỗi lần bị đinh đóng vào đỉnh đầu, cháu Ánh bị đau la hét, kêu khóc. Sau khi đóng đinh vào đầu cháu Ánh xong, bị cáo đưa cháu Ánh đi gửi.
Đến khoảng 22 giờ ngày 12/3/2022, cháu Đỗ Ngọc Ánh đã tử vong tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
Đổ xăng đã ‘dễ thở’ hơn tại TP. HCM
Ngày 12/10, sau một ngày điều chỉnh tăng giá xăng dầu, các cây xăng trên địa bàn TP HCM đã bớt đông đúc,nhiều người tranh thủ đổ đầy bình xăng xe.
Theo khảo sát của báo Người Lao Động, nhiều cây xăng trên các tuyến đường ở TP HCM như đường Ba Tháng Hai (quận 11), Hai Bà Trưng (quận 1), Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong (quận 10), Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), Hùng Vương (quận 10), Trần Quý (quận 11) … lượng khách đến đổ xăng dần trở lại bình thường. Người dân chỉ chờ vài ba phút là đến lượt, mỗi lượt đổ cũng không còn giới hạn ở mức 20.000 - 30.000 đồng/lít.
Xem thêm: Đổ xăng đã 'dễ thở' hơn tại TP.HCM
Tại khu vực các quận 12, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Tân Phú,... cũng không còn cảnh người dân chen kín mua xăng tại các cửa hàng xăng dầu như đã từng ghi nhận. Tình hình mua bán xăng đã ổn định. Người dân không cần xếp hàng lâu cũng như bị giới hạn mức tiền đổ xăng cho mỗi lượt.
Dù vậy, vẫn còn một số cửa hàng tiếp tục đóng cửa, trưng bảng “hết xăng” hoặc "tạm dừng hoạt động để tiếp nhiên liệu" nhưng thực tế bên trong lại không có xe bồn nào đến tiếp xăng dầu.
Xem thêm:Tranh nhau mua xăng lẻ giá ‘chợ đen’
Tại buổi họp báo của Sở Công Thương TP.HCM chiều 12/10, ông Đào Văn Hùng - Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực II (Petrolimex Sài Gòn), cho biết, đơn vị có 71 cửa hàng xăng dầu trực thuộc và 45 thương nhân nhượng quyền, sản lượng xăng dầu cung cấp ra thị trường TP.HCM trung bình 1.500 m3/ngày.
Hiện Petrolimex Sài Gòn được Sở Công Thương và các cơ quan hỗ trợ cho xe bồn vận chuyển nhiên liệu tăng cường. Sau khi điều chỉnh giá xăng dầu vào chiều 11/10, áp lực và nhu cầu đổ dồn về các cửa hàng xăng dầu đã giảm 30% so với cao điểm. Tới 12 giờ trưa ngày 12/10, nhu cầu đổ xăng dầu dồn về Petrolimex ở mức tăng 135% so với bình thường, đơn vị đảm bảo nguồn cung.
Bộ Công thương nêu lý do thiếu hụt nguồn cung xăng, DN muốn Bộ minh bạch số liệu
Chiều 12/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo quý III tại Hà Nội. Liên quan đến vấn đề điều hành xăng dầu nguồn cung, các biện pháp đảm bảo nguồn cung, lãnh đạo Bộ Công Thương liệt kê 6 lý do dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cục bộ. Nguyên nhân chính là các chi phí tăng cao, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thua lỗ.
Xem thêm: Bộ trưởng Công Thương sẽ kiểm tra dự trữ xăng dầu tại Tổng kho Nhà Bè
Theo lãnh đạo Bộ, từ cuối năm 2021, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh, các doanh nghiệp đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng nên chủ yếu duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định. Trong quý II, doanh nghiệp tăng nhập khẩu khi giá tăng cao dẫn đến thua lỗ. Đến quý III, giá lại giảm mạnh nên doanh nghiệp nhập khẩu cầm chừng.
Xem thêm: Bản chất của vấn đề xăng dầu là DN thua lỗ kéo dài
Từ tác động của diễn biến giá xăng, nhiều doanh nghiệp đã giảm mạnh chiết khấu bán hàng để hạn chế việc lấy nhiều hàng của các đại lý bán lẻ, dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ; tín dụng cũng bị thắt chặt, ảnh hưởng đến giá nhập khẩu; chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam tăng cao, trong khi chi phí này chưa phản ánh vào cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, tình hình xăng dầu nóng thời gian qua có bản chất quan trọng là do DN thua lỗ liên tục kéo dài, khiến họ thu hẹp kinh doanh.
Xem thêm: Đề nghị Bộ Công Thương minh bạch số liệu xăng dầu
Trong khi đó, các doanh nghiệp xăng dầu và chuyên gia trong ngành cho rằng, Bộ Công Thương cần minh bạch việc điều hành thông qua làm rõ vai trò của khoảng 500 thương nhân phân phối và các tổng đại lý xăng dầu thời gian qua.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu
Xem thêm: Cây xăng thiếu hàng và trách nhiệm điều hành
Trong đó, VINASME kiến nghị cắt giảm một số thủ tục hành chính, các giấy phép con, gây phiền hà cho doanh nghiệp cùng các quy định không phù hợp. Các quy định hiện nay quá nhiều khâu trung gian trong chuỗi phân phối xăng dầu, dẫn tới nhiều thủ tục hành chính gây khó cho doanh nghiệp, tăng chi phí.
Bị cáo Tất Thành Cang nói cáo trạng có mâu thuẩn và bản thân không vụ lợi
Ngày 12/10, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Tất Thành Cang (cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM); bị cáo Trần Công Thiện (cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận) và 8 đồng phạm liên quan sai phạm bán rẻ 2 dự án: khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) và Ven Sông (phường Tân Phong, quận 7), gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 735 tỷ đồng.
Bị cáo Tất Thành Cang thừa nhận trách nhiệm cá nhân, tuy nhiên, ông cho rằng cáo trạng của Viện KSND TP.HCM có nhiều chỗ còn mâu thuẫn, cần điều chỉnh nhằm chuẩn hóa, thống nhất.
Xem thêm: Ông Tất Thành Cang nói cáo trạng có mâu thuẫn
Theo bị cáo Cang, tại khoản 4, Điều 6, Quyết định 1087 nói rõ, Ban Thường vụ Thành ủy ủy quyền cho Chánh Văn phòng Thành ủy làm đại diện chủ sở hữu quản lý tài sản Đảng bộ và thực hiện quyền chủ sở hữu phê duyệt điều lệ của doanh nghiệp trực thuộc Đảng bộ thành phố.
"Do đó, ở chỗ này Chánh Văn phòng Thành ủy là người đứng đầu cao nhất chứ không phải bị cáo", ông Cang nói và cho rằng bản thân không vì bất cứ mục đích cá nhân nào khác mà chỉ thực hiện để củng cố công tác tổ chức
Tại tòa, đại diện Công ty Quốc Cường Gia Lai cho rằng đối với 32ha đất Phước Kiển, công ty chỉ là quan hệ giao dịch dân sự kinh tế, không liên quan đến vi phạm trong nội bộ của Tân Thuận cũng như đại diện chủ sở hữu của Tân Thuận.
Xem thêm: Công ty Quốc Cường Gia Lai xin nộp tiền chênh lệch để tiếp tục dự án Ven Sông
Đại diện công ty này nói việc hủy hợp đồng gây thiệt hại cho bên này nên việc hoàn trả cho công ty một phần tiền lãi là phù hợp với phù hợp. Trong quá trình điều tra, công ty đã chuyển vào tài khoản của cơ quan điều tra 16,9 tỷ đồng, hiện nay công ty xin nhận lại số tiền này.
Quốc Cường Gia Lai cũng cho rằng công ty có năng lực, kinh nghiệm nên mong HĐXX được tiếp tục thực hiện dự án dự án Ven Sông và sẽ nộp tiền chênh lệch.
Mưa lũ và sạt lở đe dọa nhiều tỉnh miền Trung
Tại Phú Yên: Ngày 12/10, ông Nguyễn Phương Đông - Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Phú Yên cho biết đã kiến nghị Bộ GTVT, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xem xét công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn Phú Yên. mưa lớn đã làm mố phía Bắc cầu Bà Nam (bên phải tuyến), thuộc địa phận thị xã Sông Cầu bị xói lở, tạo hàm ếch sâu vào mặt đường 3 đến 4m.
Xem thêm: Kiến nghị công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai ở Phú Yên
Các tuyến quốc lộ 25, quốc lộ 29, quốc lộ 19C cũng phát sinh hư hỏng, sạt lở mái taluy dương, đất bồi lấp rãnh dọc.
Mưa lớn nước lũ dâng đã khiến hơn 200 nhà dân ở huyện Đồng Xuân bị ngập nước. Trước tình hình này, đến 7h sáng nay 12/10, chính quyền đã tổ chức di dời 319 hộ/778 khẩu và hàng nghìn con gia súc, gia cầm đến nơi an toàn.
Xem thêm: Nhiều nơi ngập sâu, hơn 300 hộ dân ở Phú Yên phải sơ tán
Tại Bình Định: Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định, từ 13/10 đến 16/10, tại địa phương sẽ có một đợt mưa to đến rất to và giông, lượng mưa phổ biến 200-500mm, có nơi tới trên 600mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại khu vực trũng, thấp rất lớn.
Xem thêm: Bình Định lại sắp hứng đợt mưa lớn
Trong đêm 11/10, mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ở TP Quy Nhơn bị ngập sâu, nhiều khu dân cư ở các phường Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Phú, Nhơn Bình, Trần Quang Diệu chìm trong biển nước. Chính quyền thành phố đã tổ chức di dời 67 hộ gia đình đến nơi an toàn. Tại các huyện miền núi như An Lão, Vĩnh Thạnh có nhiều điểm sạt lở đất đá trên các đường giao thông và đường bê tông.
Xem thêm: Người dân Quy Nhơn chèo thuyền giữa phố
Tại Quảng Nam: Từ trưa 12/10, tỉnh yêu cầu các nhà máy thủy điện khẩn trương xả lũ, trước dự báo khu vực miền Trung sắp có mưa cực lớn. Theo đó, yêu cầu các thủy điện Đak Mi 4, Sông Bung 4, A Vương tổ chức vận hành đưa mực nước các hồ Đak Mi 4, Sông Bung 4, A Vương, Sông Tranh 2 về mực nước đón lũ thấp nhất trước 10h ngày 14/10.
Xem thêm: Hàng loạt thủy điện cấp tập xả lũ 'chạy' mưa cực lớn
Tại Quảng Ngãi: Một vụ sạt lở đã vùi lấp nhà chứa máy phát điện của thủy điện Kà Tinh 1(xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng). Vụ việc làm một nam công nhân đang kiểm tra máy phát mất tích.
Xem thêm: Nghe nhiều tiếng động lớn trước khi núi lở vùi lấp đi mọi thứ
Ngày 12/10, lực lượng tìm kiếm đã tiếp cận được nhà chứa máy phát của thủy điện Kà Tinh 1 (huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi). Đây được xác định là nơi một công nhân của thủy điện Kà Tinh 1 có mặt trước khi mất liên lạc do sạt lở vùi lấp. Chiều cùng ngày (12/10), Công an tỉnh Quảng Ngãi cũng đưa chó nghiệp vụ đến hỗ trợ tìm kiếm người mất tích.
Xem thêm: Nổ mìn phá đá, dùng chó nghiệp vụ tìm người mất tích