Lở tuyết tại Nepal và những sự kiện kinh hoàng trong lịch sử
Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 16:58, 04/10/2022
Dưới đây là những vụ lở tuyết gây chết chóc từng được ghi nhận.
Lở tuyết kép tại Manaslu, Nepal
Mới đây, vào lúc 9h40 sáng (giờ địa phương) ngày 2/10, một trận lở tuyết lớn đã ập đến Trại Căn cứ Manaslu, Nepal khiến ít nhất một người thiệt mạng.
Vụ việc được nhà leo núi Tashi Sherpa ghi lại cho thấy, tuyết lở đổ xuống trại Manaslu phá hủy khoảng 30 ngôi lều.
Trước đó, vào ngày 27/9 tại sườn núi Manaslu cũng đã xảy ra một vụ lở tuyết tương tự khiến 2 người chết, 10 người bị thương.
Nepal là một trong những quốc gia thường xuyên xảy ra lở tuyết.
Vào năm 2015, một trận động đất đã giết chết 2.000 người, đồng thời gây ra một trận lở tuyết đổ bộ từ núi Everest trong cùng ngày "chết chóc", khiến ít nhất 17 người chết (con số thương vong cao nhất từng được Nepal ghi nhận do lở tuyết gây ra), và 61 người bị thương.
Thảm họa Huascarán
Huascarán là một trong những ngọn núi cao nhất thế giới, nằm trên dãy Andes, Peru ở độ cao 6.768 mét so với mực nước biển.
Vào ngày 10/1962, một khối băng khổng lồ nặng 6 triệu tấn đã trượt khỏi dãy Huascaran đổ bộ xuống các thị trấn phía dưới.
Vụ lở tuyết khiến thị trấn Ranrahirca và Huarascucho của nước này bị chôn vùi 12,1 mét dưới băng, bùn, cây cối và các tảng đá, ước tính có khoảng 4.000 người thiệt mạng, chỉ vài người may mắn sống sót.
Bên cạnh đó, trận lở tuyết còn khiến 10.000 con vật bị chết, nông nghiệp bị phá hủy và các thị trấn xung quanh ngập lụt do các con sông bị tắc.
Vụ việc khác xảy ra vào năm 1970, một trận động đất đã xảy dưới biển của quốc gia này có tên Ancash, ảnh hưởng của nó đã khiến các sông băng và tuyết trên núi Huascarán được giải phóng, đổ bộ xuống các khu vực dân cư phía dưới.
Đặc biệt tuyết lở còn cuốn theo một lượng lớn đất, đá và nước trên bề mặt tạo ra hiệu ứng của một trận lở bùn.
Chúng di chuyển với tốc độ khoảng hơn 96km/h và quét sạch toàn bộ quãng đường chúng đi qua khoảng gần 100km.
Thảm họa Huascarán năm 1970 khiến khoảng 70.000 người thiệt mạng và hơn 10 tỉnh, thành phố tại quốc gia này bị phá hủy.
Trong một báo cáo do Hoa Kỳ công bố cho biết, các quan chức của quốc gia này tuyên bố rằng, một sự kiện như vậy có thể sẽ không xảy ra nữa trong hàng nghìn năm tới.
Thứ Sáu Trắng, Ý
Vào năm 1916, Thế chiến thứ Nhất đang trong thời điểm diễn ra khốc liệt, một số doanh trại của quân đội Áo-Hung, được xây dựng trên Núi Marmolada để đóng quân.
Mùa đông năm đó, tuyết rơi dày đặc cùng với nhiệt độ tăng cao, tạo điều kiện cho tuyết lở.
Giữa tháng 12/1916, 200.000 tấn tuyết, đá và băng đã đổ bộ trực tiếp vào các doanh trại, khi đó chỉ có vài trăm binh sĩ đang ở đó và họ đều thiệt mạng.
Vài ngày tiếp theo, tại đây vẫn xảy ra vô số vụ lở tuyết đã đổ xuống theo sườn núi. Nhiều ý kiến cho rằng, quân đội kẻ thủ của Áo-Hung đã cố tình bắn đạn vào những núi tuyết này để tạo ra tuyết lở.
Nó được dùng như một thứ vũ khí để tiêu diệt doanh trại của các binh lính, song có rất ít bằng chứng chứng minh cho nhận định này.
Theo ước tính, những trận tuyết lở đã gây thiệt mảng khoảng 9.000 đến 10.000 quân, chiếm khoảng 1% tổng số binh lính đã thiệt mạng trong Thế chiến thứ I.
Mùa đông kinh hoàng
Vào mùa đông năm 1950-1951, dãy núi Alps tại biên giới Áo-Thụy Sĩ hứng chịu điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, lượng tuyết rơi cao mức kỷ lục, dày khoảng 4,5 mét trong 3 ngày.
Đáng chú ý, khoảng thời gian này lượng mưa kết hợp với sự giao thoa của khối không khí ấm bên trên và khối không khí lạnh hơn ở mặt đất như một lời cảnh báo cho một mùa đông kinh hoàng tại khu vực này.
Hậu quả đã khiến hai quốc gia Áo-Thụy Sĩ hứng chịu 649 trận lở tuyết trong vòng ba tháng, khiến hơn 265 người trong khu vực thiệt mạng, hơn 500 con gia súc bị chết và 900 tòa nhà bị phá hủy.
Lở tuyết kinh hoàng tại Afghanistan
Vào tháng 2/2005, tại tỉnh Panjshir của Afghanistan, nơi có địa nhiều núi đá kết hợp với lượng tuyết rơi cao đã dẫn đến một trận lở tuyết gây chết người.
Ít nhất khoảng 310 người đã thiệt mạng, Chính phủ Afghanistan đã cử 1.000 binh sĩ đến khu vực này để tìm kiếm và hỗ trợ cứu hộ những người còn sống sót.
Đường giao thông bị tuyết chôn vùi, ô tô mắc kẹt, sóng điện thoại bị mất và khoảng 300 ngôi nhà bị phá hủy.
Đây là trận lở tuyết tồi tệ nhất mà quốc gia này từng ghi nhận.