Thảm họa bóng đá 174 người chết tại Indonesia: những hình tang thương từ sân bóng đến bệnh viện

Bóng đá quốc tế - Ngày đăng : 20:14, 02/10/2022

Nét thảng thốt, hoảng loạn và tuyệt vọng của các cổ động viên. Đổ nát, dùi cui, hơi cay. Những giọt nước mắt của thân nhân và những bao tải thi thể lạnh lẽo ở các bệnh viện. Tất cả làm nên ngày đen tối nhất trong lịch sử bóng đá Indonesia và là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất của thế giới.

Tính đến 14 giờ hôm nay đã có 174 người chết trong vụ bạo loạn dẫn tới giẫm đạp ở sân Kanjuruhan thuộc tỉnh Đông Java. Trong ngày cuối tuần sôi động với không khí bóng đá trên toàn thế giới, vu hoãn loạn tang thương này đã gây chấn động toàn thế giới.

ap22275022424313_11zon.jpg
Tức giận vì đội nhà để thua 2-3 trước đội khách Persebaya Surabaya, CĐV đội chủ nhà Arema FC đã tràn xuống sân gây rối, đập phá và tấn công cả cảnh sát.

Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu điều tra nguyên nhân và kiểm tra công tác an ninh của trận đấu. Ông cũng yêu cầu bộ trưởng các bộ thể thao, thanh niên và cảnh sát Indonesia vào cuộc rà soát, đánh giá lại việc đảm bảo an ninh trong các trận đấu bóng đá trong nước.

ap22275025974987_11zon.jpg
Cảnh sát bất lực trước sự hung hãn của các cổ động viên.

Nhà lãnh đạo Indonesia cũng ra lệnh đình chỉ tất cả trận đấu thuộc giải bóng đá vô địch quốc gia Indonesia (BRI Liga 1) cho đến khi công tác đánh giá an toàn, an ninh hoàn tất.

Theo Bộ trưởng An ninh Indonesia Mahfud, đã có 42.000 vé được bán trong khi sân vận động Kanjuruhan chỉ có sức chứa 38.000 người. Khi bạo loạn xảy ra, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và tình trạng thêm tồi tệ.

ap22275025782109_11zon.jpg
Phản ứng sau đó của cảnh sát với dùi cui, hơi cay đã gây ra tình trạng chen lấn, dẫm đạp kinh hoàng. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, theo quy định của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA), hơi cay không được phép sử dụng trên sân cỏ. Theo lý giải của cảnh sát Indonesia, họ bắt buộc phải sử dụng hơi cay vì các CĐV đã mất kiểm soát.

000_32kj6cg_11zon.jpg
174 người chết nhiều khả năng chưa phải là con số cuối cùng. Ảnh: hindutimes
14.jpg
Một người đàn ông bị trúng đạn hơi cay của cảnh sát đang được các cổ động viên tìm cách đưa ra khỏi sân trong sự hoảng loạn. Ảnh: Reuters
h_57964981_11zon.jpg
Một người cha cố sức đưa con gái trong tình trạng nguy kịch vì chen lấn rời khỏi sân. Ảnh: AP
11.jpg
Trong khi các nạn nhân đang được đưa đi cấp cứu, vẫn còn nhiều người xông vào ăn thua đủ với cảnh sát.
13.jpg
Một chiếc ô tô của cảnh sát bị đập nát. Ảnh: Reuters
indonesia_soccer_deaths_14363.jpg
h_57964958_11zon.jpg
Hiện trường sân Kanjuruhan buổi sáng sau vụ bạo loạn....
2022-10-02t062136z_923280578_rc2tsw9r5t2s_rtrmadp_3_soccer-indonesia-riot.jpg
17.jpg
.... Bộ trưởng An ninh Indonesia Mahfud nói sân chỉ có 38.000 chỗ ngồi nhưng có đến 42 người vào sân. Ảnh: Reuters
1.jpg
Khung cảnh bên ngoài sân Kanjuruhan cũng tràn ngập đổ nát. Ảnh: The Guardian
2_11zon-3-.jpg
16.jpg
15.jpg
7.jpg
Xe cộ và nhiều cửa hàng đã bị đốt, đập phá tan hoang. Ảnh: Reuters
12.jpg

Những Aremania (cổ động viên Arema FC) sơn biểu ngữ trên một tượng đài bên ngoài sân để tưởng nhớ các nạn nhân

4_11zon-3-.jpg
Một phụ nữ bật khóc khi nhân viên y tế xác nhận thân nhân của bà đã tử vong. Ảnh: Reuters
9.jpg

Thân nhân chờ nhận dạng người nhà bên ngoài bệnh viện bệnh viện Saiful Anwar. Ảnh: Reuters

5_11zon-3-.jpg
Nhân viên y tế tại bệnh viện Saiful Anwar kiểm tra thi thể một nạn nhân. Ảnh: Aljazeera
10.jpg
Thân nhân tìm người thân qua ảnh do bệnh viện Saiful Anwar cung cấp. Ảnh: Reuters
3_11zon-3-.jpg
Thi thể các nạn nhân tại nhà xác của Bệnh viện Saiful Anwar ở Malang. Ảnh: Reuters
6_11zon-3-.jpg
Những thi thể chưa được nhận dạng tại bệnh viện Saiful Anwar. Ảnh: Reuters
8.jpg
Hai phụ nữ tuyệt vọng bật khóc khi nhân viên bệnh viện thông báo người thân đã tử vong. Ảnh: Reuters

Bình An (tổng hợp)