Thời sự 24 giờ: bắt giam trợ lý Phó Thủ tướng, bão Noru có thể 'hoành hành' trên đất liền từ 10- 12 giờ.

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 28/09/2022

Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Quang Linh - trợ lý Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vì tội nhận hối lộ trong vụ 'chuyến bay giải cứu'. Bão Noru có thể hoạt động trên đất liền từ 10-12 tiếng.

Khai trừ Đảng, bắt tạm giam trợ lý Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Quang Linh - trợ lý Phó Thủ tướng thường trực - để điều tra về tội "Nhận hối lộ" trong vụ án "Chuyến bay giải cứu". Ông Linh là trợ lý Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với bị can Nguyễn Quang Linh.

Xem thêm: Trợ lý của Phó Thủ tướng thường trực bị bắt

icdn.dantri.com.vn-2022-09-27-_nguyen-quang-linh-1664279991888(1).jpg
Nguyễn Quang Linh - trợ lý Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.

Ông Linh là người thứ 19 bị khởi tố sau 8 tháng (từ 28/1) điều tra vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ GTVT, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan.Hiện, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cũng trong ngày 27/9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật các ông: Tô Anh Dũng - Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Nguyễn Quang Linh.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy ông Nguyễn Quang Linh đã lợi dụng vị trí công tác, vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc tham mưu, trình phê duyệt cấp phép cho doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch Covid-19; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ Đảng đối với ông Tô Anh Dũng và ông Nguyễn Quang Linh.

Bão Noru có thể 'quần thảo' trên đất liền 10-12 tiếng

Tổng cục Khí tượng thủy văn tổ chức cuộc thảo luận chuyên môn về bão Noru do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì.

Xem thêm: Tổng hợp diễn biến bão Noru tại miền Trung

duong-di-cua-bao-8018.png

Xem thêm: Bão chưa vào nhà dân đã đổ sập, 4 người bị thương

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) Quốc gia, cho biết. Về lịch sử thống kê, đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Bộ, mức độ ảnh hưởng có khả năng tương đương đến cao hơn cơn bão Xangsane năm 2006 đổ bộ vào Đà Nẵng, Quảng Nam.

Xem thêm: Cận cảnh sức công phá khủng khiếp của bão Noru ở Quảng Trị

Các đài dự báo quốc tế, trong đó có Nhật Bản đều đánh giá, khi bão cách đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ 50-70km vẫn ở cường độ 14-15. Sau khi vào gần bờ, do nước biển nông, ma sát với địa hình nên cường độ bão có giảm, nhưng vẫn rất cao.

Cụ thể, khi bão cập bờ các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Bình Định cường độ ở cấp 11-12 (bão rất mạnh); vùng trọng tâm bão là khu vực tỉnh Quảng Nam, phía Bắc Quảng Ngãi ở cường độ cấp 13. Thời gian bão quần thảo trên đất liền là khoảng từ 10-12 tiếng.

Xem thêm: Chúng ta có thể sẽ không bao giờ quên được bão Noru

308690039-2985561268410070-1829430178056018629-n-4083.jpg
Đường phố Đà Nẵng không một bóng người sau 20 giờ đêm 27/9.

Trong suốt ngày hôm qua đến rạng sáng hôm nay, nhiều tỉnh ở miền Trung đã có mưa to, gió lớn, một vài nơi có lốc xoáy. Hầu hết các địa phương đã cho học sinh nghỉ học, sơ tán người dân đến nơi an toàn, cấm ra đường từ 20 giờ đêm 27/9, khẩn trương gia cố nhà cửa, di dời tài sản.

Xem thêm: Cấp cứu một phụ nữ bị hen suyễn tại nơi sơ tán bão

Chiều tối qua tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với tám tỉnh/TP. Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá các địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng và cơ sở vật chất tương đối đồng bộ ứng phó bão số 4.

hop-ban-chi-dao-tien-phuong-da-nang-3453(1).jpg

Theo Phó Thủ tướng, từ Trung ương đến địa phương thống nhất tập trung cao nhất lực lượng, tất cả giải pháp, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Tinh thần là khẩn trương hơn nữa, tất cả vì tính mạng và tài sản của nhân dân.

Xem thêm: Người Đà Nẵng thuê xe container chặn trước cửa để chống bão số 4

Phó Thủ tướng một lần nữa đề nghị các địa phương rà soát toàn bộ người dân ở tất cả các khu vực còn có thể rà soát được. Đặc biệt chú ý các khu vực nguy cơ sạt lở, lũ quét, tàu thuyền neo đậu, lồng bè nuôi trồng thủy sản… chỉ đạo các lực lượng rà soát toàn bộ lần nữa

Vì sao hoãn phiên tòa xử cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ?

TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với ông Nguyễn Chí Hiến (Sinh năm 1960) - cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và bà Nguyễn Thị Nở (SN 1964) - cựu Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài chính, Mai Hắc Lợi (SN 1962) - cựu Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Ngô Quang Phú (SN 1980 - cựu Phó Giám đốc Sở TNMT, Nguyễn Ngọc Duy (SN 1976) - cựu Phó Cục trưởng Cục Thuế về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Xem thêm: Hoãn phiên xử sơ thẩm cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên

bi-cao-nguyen-chi-hien-10054619.jpg

Tuy nhiên, trong phần thủ tục, các luật sư đã đề nghị hoãn phiên tòa vì vắng mặt nhân chứng, người có nghĩa vụ liên quan. Viện KSND tỉnh cũng đề nghị hoãn phiên xử do chỉ có 13/68 người có quyền và nghĩa vụ liên quan bị tòa triệu tập vắng mặt. Luật sư bào chữa cho bị cáo Mai Hắc Lợi cũng có đơn xin hoãn...

Xem thêm: Khai trừ Đảng ông Nguyễn Chí Hiến

Do đó, Hội đồng xét xử đã tuyên bố hoãn phiên xử và dự kiến mở lại vào ngày 13 - 14/10 tới.

Trung Quốc giảm mua gạo nếp Việt Nam

Dữ liệu thông tin thương mại trên từ Bộ Công Thương cho thấy thị trường Trung Quốc đang có động thái giảm nhập khẩu gạo nếp từ Việt Nam.

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2022 đã giảm mạnh 27,5% về lượng và giảm 28,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 466.225 tấn với trị giá 242,74 triệu USD.

dsc-6915-417.jpg

Xem thêm: Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu gạo nếp Việt

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo nếp lớn nhất sang Trung Quốc và đây cũng là thị trường tiêu thụ gạo nếp số 1 của Việt Nam. Việc Trung Quốc duy trì chính sách “Zero Covid” phong tỏa để phòng chống dịch đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu thụ gạo nếp, chủng loại xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này.

Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2022 khối lượng xuất đạt 223.464 tấn, giảm mạnh hơn 53% so với cùng kỳ. Tỷ trọng gạo nếp trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giảm xuống còn 48%, từ mức 74% của cùng kỳ năm 2021.